GIAO TIẾP CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu giáo trình quan hệ công chúng (Trang 33 - 37)

Là sự chuyển tải thông điệp tới công chúng của người chủ hoặc người quản lý doanh nghiệp. So với các kênh thông tin, kênh giao tiếp cá nhân sẽ giúp chúng ta tiếp xúc trực tiếp và gần gũi với công chúng. Chúng ta có thể giải thích và trả lời những mối quan tâm của họ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn giới thiệu mình và các sản phẩm của mình đến đông đảo người tiêu tiêu dùng thì các hoạt động giao tiếp cá nhân khó có thể giúp chúng ta đạt được điều này.

1. Trả lời phỏng vấn của giới báo chí

Phỏng vấn thường được thực hiện nhân một sự kiện nào đó. Có rất nhiều cơ hội để doanh nghiệp được phỏng vấn bởi giới báo chí. Và chắc những gì doanh nghiệp nói với giới báo chí sẽ được đưa lên báo hoặc truyền hình. Công chúng sẽ đọc hoặc xem và họ có thể có những lời khen hoặc chê doanh nghiệp. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những kỹ năng giao tiếp tốt cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Để trả lời phỏng vấn một cách hiệu quả, chúng ta cần nên lưu ý:

 Chuẩn bị phỏng vấn

- Tìm hiểu câu hỏi: Tốt nhất là chuáng ta nên yêu cầu phóng viên cho biết những câu hỏi để có thể chuẩn bị trước những câu trả lời. Trong một số trường hợp có thể phóng viên chỉ cần câu trả lời mà không cần gặp mặt. Nếu phóng viên không muốn cho doanh nghiệp câu hỏi trước thì chúng ta cũng nên hỏi rõ về nội dung buổi phỏng vấn xoay quanh vấn đề gì, sự kiện gì, được đăng ở trang nào của báo. Khi đó chúng ta có thể dễ dàng dự đoán những câu hỏi sẽ hướng về vấn đề gì để chuẩn bị.

- Chuẩn bị thông tin thêm: Doanh nghiệp cũng có thể chuẩn bị thêm các thông tin có liên quan chẳng hạn doanh nghiệp được thành lập khi nào, có bao nhiêu bộ phận phòng ban, quy mô sản xuất, sô lượng nhân viên, nhóm sản phẩm, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm…Chúng ta có thể gửi kèm với tờ rơi hoặc brochure giới thiệu công ty hoặc sản phẩm (nếu liên quan)

- Chuẩn bị hình ảnh: Nếu là phỏng vấn thì ảnh chụp thường là người được phỏng vấn. Nếu là bài phỏng vấn quan trọng thì báo sẽ cử người đến chụp ảnh. Nếu không thì phóng viên cũng có thể dùng ảnh do doanh nghiệp cung cấp. Chúng ta nên cung cấp vài bức ảnh cho họ lựa chọn. Ảnh cung cấp phải theo kiểu báo chí nghĩa là phải “thật” và mang tính thông tin chứ không phải ảnh chụp tại studio được photoshop tại một cánh cẩn thận.

- Chọn nơi phỏng vấn: Nên bố trí phỏng vấn ở nơi tránh sự đi lại của người khác gây mất tập trung. Nếu phỏng vấn cho chương trình truyền hình thì có thể chọn địa điểm ghi hình tại hiện trường.

 Trong quá trình phóng vấn

- Sử dụng máy ghi âm: Một số phóng viên chuẩn bị máy ghi âm còn phần lớn thì không. Do đó, chúng ta phải trả lời rõ ràng vì đây là “bằng chứng” được sử dụng khi muốn khiếu nại thông tin sai.

- Đi thẳng vào câu hỏi, thông điệp mà doanh nghiệp muốn chuyển tải

- Cố gắng nhắc đi nhắc lại thông điệp, khi đó chúng ta có thể “lái” được người phỏng vấn

 Xử lý những câu hỏi hóc búa

- Những câu hỏi này thường liên quan đến các cuộc khủng hoảng, các câu hỏi sẽ xoay quanh vấn đề quyền lợi của người bị thiệt hại như đền bù của doanh nghiệp đối với các bên có liên quan, các cách thức xử lý của doanh nghiệp trước sự cố….

- Tốt nhất cần nghĩ tới những câu hỏi mà phóng viên có thể hỏi và chuẩn bị thông tin chi tiết để trả lời cho từng câu

- Sử dụng những từ “nhẹ” để làm dịu bớt vấn đề nhạy cảm - Nêu những khó khăn, rủi ro ngoài mong muốn

- Luôn bày tỏ sự cảm thông với người bị thiệt hại và thiện chí của doanh nghiệp luôn vì lợi ích của họ

- Luôn đề cập đến những điều tốt, trước khi nói điều “không vui”và kết lại điều “vui”, nhưng cũng đừng quá lòng vòng

- 35 -

2. Phát biểu trước công chúng

Những bài phát biểu của doanh nghiệp trong hội thảo chuyên đề, hội nghị khách hàng, khai trương một chi nhánh hoặc một gian hàng, giao lưu giữa doanh nghiệp và công chúng….chính là những cơ hội để chúng ta chuyển tải hình ảnh của doanh nghiệp hoặc sản phẩm tới đối tượng công chúng. Nếu như bài phát biểu và cách thức thể hiện của doanh nghiệp thu hút được công chúng, doanh nghiệp sẽ làm công chúng tín nhiệm mình. Và điều này có nghĩa là chúng ta đã tạo được một hình ảnh có uy tín cho doanh nghiệp đối với công chúng.

- Tìm kiếm các cơ hội phát biểu trước công chúng: Ngoài các cuộc hội thảo, hội nghị

hoặc sự kiện do chính doanh nghiệp tổ chức hoặc tài trợ, chúng ta cũng nên tìm kiếm các cơ hội khác để phát biểu trước công chúng. Chúng ta phải luon nghe ngóng xem những sự kiện nào có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để tìm cơ hội tham gia và phát biểu.

- Chuẩn bị bài phát biểu: Mục tiêu của phát biểu trước công chúng là làm cho họ hiểu

về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp và cuối cùng là để họ mua sản phẩm chứ không phải là để thuyết giáo người nghe hoặc trở thành người thuyết trình chuyên nghiệp. Do vậy, chúng ta phải lựa chọn chủ đề phát biểu có liên quan đến doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp nhưng phải khéo léo thu hút được sự quan tâm của công chúng. Người nghe chỉ thực sự quan tâm đến bài phát biểu nếu họ tìm thấy những điều bổ ích cho chính mình. Cho nên, chúng ta cần phải tìm hiểu người nghe của chúng ta là ai, họ đang mong muốn hay quan tâm điều gì. Chúng ta càng hiểu họ bao nhiêu thì nội dung phát biểu sẽ càng thu hút được họ.

- Trong lúc phát biểu: Chúng ta có nội dung phát biểu rất hay nhưng cách thức phát

biểu buồn chán và tẻ nhạt thì cuối cùng người nghe cũng chẳng biết là chúng ta nói về điều gì. Họ không muốn nghe chúng ta thuyết giáo hoặc kể lể dài dòng mà muốn đượ nói chuyện trong một bầu không khí vui vẻ và thoải mái. Vậy thì khi phát biểu chúng ta phải làm họ thoải mái bằng những lời nói và cử chỉ thân thiện và thỉnh thoảng xen vào các câu chuyện hài hước vào nội dung phát biểu hoặc có thể lôi cuốn sự tham gia của họ bằng cách đặt ra các câu hỏi. Một điều lưu ý là dù cách thức phát biểu của doanh nghiệp hay và hấp dẫn đến mấy nhưng không truyền tải được những nội dung mà người nghe quan tâm thì cuối cùng bài phát biểu đó cũng chẳng để làm gì!

- Duy trì quan hệ với người nghe: Kết thúc bài phát biểu chưa phải là hết. Chúng ta

chỉ mới gây dựng được quan hệ với công chúng. Chúng ta còn phải tiếp tục duy trì quan hệ với họ trong tương lai. Đây là điều rất quan trọng. sau khi phát biểu xong, chúng ta có thể phân phát những tài liệu quan hệ công chúng giới thiệu về doanh nghiệp và tốt hơn hết là chúng ta cần xin một danh sách những người đã tham gia cùng địa chỉ liên lạc của họ để sau này có thể gửi bản tin của doanh nghiệp cho họ.

 HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC:

- Trình chiếu Slide - Thảo luận nhóm

 TÀI LIỆU:

1. Business edge, Quan hệ công chúng, biến công chúng thành “fan” của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM, 2007

2. Đinh Thị Thuý Hằng, PR - Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007.

3. Philip Henslowe, Những bí quyết căn bản để thành công trong PR, NXB Trẻ, TP. HCM, 2007.

4. Moi Ali, PR hiệu quả, NXB Tổng hợp, TP. HCM, 2006.

5. Quách Thu Nguyệt, Đường vào nghề PR, NXB Trẻ, Tp. HCM, 2007. 6. Robert Heller, Marketing Effectively, NXB Tổng hợp Tp. HCM, 2006.

7. Wilcox, Dennis L. and Cameron, Glen T. 2006, Public Relations Strategies and Tactics, 8th edition, Pearson Education, Inc., Boston.

8. Jefkins, Frank, Phá vỡ bí ẩn của PR, Nguyễn Thị Phương Anh và Ngô Anh Thy biên dịch, Nhà xuất bản Trẻ 2006

9. Ries, Al and Ries, Laura 2002, Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, Vũ Tiến Phúc dịch, Nhà xuất bản Trẻ 2007

10.McCusker, Gerry 2006, Nguyên nhân & bài học từ những thất bại PR nổi tiếng thế giới, Nhà xuất bản Trẻ, Trần Thị Bích Nga & Nguyễn Thị Thu Hà dịch.

- 37 -

CHƯƠNG 4 : ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG PR

VÀO VIỆC XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ

TRONG DOANH NGHIỆP

MỤC TIÊU CHƯƠNG

- Trình bày những loại khủng hoảng và cách thức giải quyết khủng hoảng

- Giới thiệu về hoạt động tài trợ, những vấn đề lưu ý và tiến trình tài trợ của doanh nghiệp

- Phân tích vai trò và những hoạt động PR để chăm sóc khách hàng

- Cung cấp các cách thức tổ chức hoạt động PR trong doanh nghiệp để cải thiện quan hệ nhân viên

- Nhận biết các phương thức nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng

- Giới thiệu thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu và ý nghĩa của PR trong việc xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu giáo trình quan hệ công chúng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)