CẢI THIỆN QUAN HỆ VỚI NHÂN VIÊN

Một phần của tài liệu giáo trình quan hệ công chúng (Trang 43 - 45)

Trước đây, có nhiều người quan niệm rằng lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cho nên lao động là một trong những chi phí cấu thành nên giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ. Chính vì vậy, họ cho rằng doanh nghiệp cần tìm cách cắt giảm chi phí lao động như một cách để hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, quan niệm này đã thay đổi. Theo quan niệm mới người lao động là tài sản của doanh nghiệp bởi họ chính là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng có được thỏa mãn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và kỹ năng làm việc của đội ngũ nhân viên.

Nếu coi nhân viên là tài sản của doanh nghiệp thì thái độ của người chủ doanh nghiệp đối với nhân viên cũng thay đổi. Thay vì tìm cách cắt giảm lao động để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc đào tạo, phát triển tài sản nhân lực và tạo cơ hội cho tài sản này ngày càng sản sinh ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Không giống những tài sản khác, nhân lực là lại tài sản có sự cảm nhận và suy nghĩ qua các giác quan của họ. Họ có thể có những nhận thức và suy nghĩ tốt hoặc xấu về doanh nghiệp. Điều này sẽ có tác động lớn đến thái độ làm việc của họ. Tất nhiên không doanh nghiệp nào mong muốn nhân viên của mình thiếu lòng trung thành, tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác và đều mong muốn họ coi doanh nghiệp như nhà của mình và làm việc với thái độ chăm chỉ, tích cực. Nếu vậy, doanh nghiệp phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên. Là người chủ hoặc người quản lý doanh nghiệp, hiểu những mong muốn của nhận viên và những việc mà họ đang làm thì chưa đủ. Nhân vên cũng rất muốn hiểu nhiều điều về doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào, doanh nghiệp mong muốn điều gì ở họ, doanh nghiệp quan tâm đến họ như thế nào…Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải xây dựng mọt cách thức trao đổi thông tin hai chiều một cách có hiệu quả giữa cấp quản lý và nhân viên và giữa nhân viên với các bộ phận khác nhau. Quan hệ công chúng sẽ giúp doanh nghiệp làm được điều này.

Các hoạt động quan hệ công chúng có thể giúp doanh nghiệp thắt chặt mối quan hệ với nhân viên trong rất nhiều trường hợp khác nhau:

 Khi nhân viên được tuyển dụng và bắt đầu làm việc: Doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng để định hướng nghề nghiệp cho nhân viên và giới thiệu lịch sử phát triển của doanh nghiệp và vai trò đóng góp của họ đối với sự nghiệp phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

- Ngày hội việc làm được tổ chức hàng năm: Khi tham gia ngày hội việc làm, doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu về mình cho các ứng viên và tuyển chọn những người có khả năng dáp ứng các yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

- Chương trình giới thiệu nhân viên mới nhằm giúp nhân viên mới được tuyển dụng làm quen với doanh nghiệp. Chương trình có thể bao gồm dẫn nhân viên đi tham quan những bộ phận của doanh nghiệp, phân phát các tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp (tờ rơi, bản tin nội bộ, quy định làm việc…), tổ chức bữa tiệc đón tiếp để nhân viên mới và các nhân viên cũ có cơ hội làm quen với nhau

 Trong quá trình nhân viên làm việc tại doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể sử dụng các hoạt động quan hệ công chúng để thắt chặt mối quan hệ giữa họ và cấp quản lý và các đồng nghiệp

- “Ngày gia đình”: Doanh nghiệp là gia đình thứ 2 của nhân viên. Doanh nghiệp có thể tổ chức hàng năm, mời tất cả các thành viên và gia đình của họ. Đây là dịp để doanh nghiệp tỏ lòng biết ơn đến nhân viên và cả những người thân của họ (chồng hoặc vợ) - Đi chơi dã ngoại: Khi vui hơi các thành viên trong doanh nghiệp có điều kiện làm

quen với nhau và mọi hiềm khích cá nhân, giữa các phòng ban sẽ dễ dàng dẹp bỏ. Đây là cơ hội xây dựng tinh thần đồng đội, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng chịu đựng qua các trò chơi dã ngoại.

- Tổ chức các cuộc thi văn thể mỹ: Có thể là thi ca múa nhạc, thể thao, sáng tác…Những hoạt động này sẽ tạo niềm vui, hứng khởi sau giờ làm việc và gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp với nhau.

- 45 -

- Dùng cơm với sếp: Ở những doanh nghiệp có nhiều nhân viên, công nhân thường ít có cơ hội gặp gỡ sếp. Doanh nghệp có thể tổ chức mỗi tháng một lần ngay tại căng tin nhà máy. Vừa ăn cơm vừa nói chuyện, giải quyết những thắc mắc của họ mà lại tiết kiệm thời gian. Quan trọng hơn là công nhân thấy mình được lắng nghe và gần gũi.

 Khi nhân viên làm tốt công việc của họ: Doanh nghiệp muốn khen thưởng khích lệ

họ, các hoạt động quan hệ công chúng sẽ giúp chúng ta công nhận và đề cao nhân viên: - Trao các giải thưởng: Để động viên nhân viên có thể đề ra các giải thưởng như “sáng

tạo”, “thành tích”, “vượt khó khăn”…Có thể giá trị tài chính không nhiều nhưng giá trị tinh thần thì rất lớn. Nhân viên sẽ cảm thấy nỗ lực của mình được ghi nhận

 Khi xảy ra những thay đổi như sắp xếp lại cơ cấu tổ chức hay những khủng hoảng

như sa thải hoặc đình công, các quan hệ công chúng có thể giúp doanh nghiệp trấn an và củng cố lòng tin cho nhân viên

- Bản tin công ty: Luôn cập nhật thông tin về tình hình trong đó tập trung khai thác các yếu tố tích cực hay những niềm hi vọng dù nhỏ nhất

- Tổ chức những buổi gặp gỡ giữa ban giám đốc và nhân viên để ban giám đốc bày tỏ cho nhân viên thấy dù tình hình xấu đến mức nào thì doanh nghiệp vẫn luôn quan tâm đến lợi ích của nhân viên.

Một phần của tài liệu giáo trình quan hệ công chúng (Trang 43 - 45)