NHỮNG KHÓ KHĂN THỬ THÁCH VÀ CƠ HỘI THĂNG TIẾN

Một phần của tài liệu giáo trình quan hệ công chúng (Trang 68 - 69)

1. Những khó khăn thử thách

- Giờ giấc làm việc: PR không phải là loại công việc “ngày làm 8 giờ”, gói gọn trong

những công việc thường nhật được giao. Vào những lúc cao điểm, như khi chuẩn bị cho một chiến dịch PR nào đó, những nhân viên PR có thể phải làm nhiều hơn 8 giờ một ngày, bất kể ban ngày, buổi tối hay ngày nghỉ cuối tuần. Với nghề PR, thời gian và lịch sinh hoạt cho cuộc sống riêng thường hay bị xáo trộn. Đi sớm, về muộn, thậm chí vì lý do công việc phải ngủ lại công ty cũng là việc bình thường

- Địa điểm tác nghiệp: PR cũng không phải là loại công việc tĩnh tại, ngồi một chỗ

- 69 -

tin, giao dịch với khách hàng, tiếp xúc với giới truyền thông, tham gia các sự kiện, v.v… với nhiều địa điểm tác nghiệp khác nhau. Bên cạnh đó, những chuyến công tác xa nhà đến các địa phương khác để tác nghiệp cũng là việc hết sức bình thường trong nghề nghiệp PR

- Trách nhiệm toàn diện: Mỗi chiến dịch PR, mọi thứ phải được chuẩn bị kỹ càng, chu

đáo từ khâu đầu đến khâu cuối. Người nhân viên PR phải chịu trách nhiệm toàn diện từ khâu chuẩn bị đến tiến trình thực hiện cũng như kết quả sau cùng. Tất nhiên, công việc PR không chỉ là công việc của một người, mỗi thành viên trong bộ phận đều là một mắc xích quan trọng. Điều này đòi hỏi người nhân viên PR vừa phải hoàn thiện mình, vừa phải có sự hỗ trợ tốt với đồng đội để đảm bảo cho bộ máy vận hành một cách tốt nhất.

2. Cơ hội thăng tiến

- Thăng tiến trong tổ chức: Cơ hội thăng tiến trong tổ chức luôn đến với những nhân

viên PR thực sự làm việc nghiêm túc và có hiệu quả. Thông thường, con đường sự nghiệp của một nhân viên PR bắt đầu bằng các chức vụ thấp, mang tính chất thử việc, như nhân viên tập sự chẳng hạn. Tuy nhiên, những nấc thang thăng tiến trong nghề rất nhanh chóng. Với sự nỗ lực làm việc, cộng thêm niềm đam mê nghề nghiệp, chỉ sau một vài dự án PR thành công vang dội, họ có thể vươn tới các chức danh chuyên viên, trưởng phòng hoặc ngay cả giám đốc PR

- Cơ hội cho nghề nghiệp cá nhân: Không ít chuyên gia trong nghề PR, sau một thời

gian trải nghiệm vừa đủ, tích luỹ được về mặt kiến thức, kinh nghiệm, các mối quan hệ, cũng như cách thức quản lý. Họ tách ra và tự mở công ty PR cho riêng mình, và đã xây dựng được sự nghiệp cá nhân không nhỏ. Đó là xu hướng phổ biến trong nghề nghiệp PR

Một phần của tài liệu giáo trình quan hệ công chúng (Trang 68 - 69)