Tư duy sáng tạo

Một phần của tài liệu TL dung cho CB quan ly (Trang 161 - 164)

II. Năng lực Hiệu trưởng cần có đểthực thi nhiệm vụ

2. Tư duy sáng tạo

Khi gặp một vấn đề quen thuộc, chúng ta dựa trên kinh nghiệm có sẵn để tìm ra cách giải quyết với những nỗ lực ít nhất. Bằng cách dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chúng ta có thể chọn được con đường thích hợp nhất. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn do tình huống không cho phép có nhiều lựa chọn hoặc cần phải tìm ra một giải pháp hoàn toàn mới. Lúc này, bạn buộc phải sử dụng một phương pháp giải quyết hoàn toàn khác.

Sáng tạo xuất phát từ nhu cầu muốn thay đổi một cái gì đó trong thực tại do sự không hài lòng với những gì đang có trong hiện tại. Sáng tạo là dám thách thức với những ý kiến và phương thức đã được mọi người chấp nhận để tìm ra những giải pháp hoặc khái niệm mới. Để phát huy tư duy sáng tạo, bạn cần nhận thức rõ những trở ngại đang cản trở xung lực sáng tạo của bạn cũng như những ích lợi mà tư duy sáng tạo sẽ mang lại. Sáng tạo cũng có nghĩa là xem xét lại các ý tưởng, sự vật trong một bối cảnh khác, bằng cách giả định rằng luôn có thể sử dụng chúng hoặc tiến hành một công việc theo một cách khác. Sáng tạo cũng có thể là việc gắn kết những ý tưởng riêng lẻ đã có thành một ý tưởng hoàn toàn mới và độc đáo. Ai cũng có khả năng sáng tạo bản năng, nó thường bộc lộ khi ta phải xử lý tình huống trong các hoàn cảnh khó khăn, không có diễn tiến như bình thường. Đó là bởi bình thường chúng ta giải quyết vấn đề theo những phương pháp tư duy lôgic và đã được kiểm chứng. Dù sao tình huống khó khăn cũng chính là cơ hội thúc đẩy bạn sáng tạo và bạn sẽ học được cách phát huy ý thức tư duy sáng tạo từ những tình huống giải quyết này.

Trí tưởng tượng là nguồn sống của sự sáng tạo. Phát huy tư duy sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra phương án đối phó với những thách thức, hơn thế nữa còn tạo ra những cơ hội từ chính những thách thức đó. Vận dụng tư duy sáng tạo là chấp nhận thay đổi các giả định và những điều đã được coi là chuẩn mực. Dù không phải lúc nào sự sáng tạo cũng mang lại những giải pháp tốt

các khía cạnh khác nhau. Nếu bạn tư duy sáng tạo, chắc chắn bạn sẽ đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

Dưới đây là một số mách nước cho bạn để rèn luyện tư duy sáng tạo.

1. Tư duy sáng tạo đòi hỏi bạn phải suy nghĩ theo lối mở, nghĩa là phải kiềm chế các giả định và các qui tắc thông thường để nghĩ theo các hướng hoàn toàn mới. Sau khi có được nhiều ý tưởng rồi mới vận dụng tư duy lô gic để phân tích và hoàn thiện từng ý tưởng, tiếp theo là thực hiện phương pháp loại trừ để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

2. Nên nhớ rằng ai cũng có khả năng sáng tạo, dù rằng có một số người có khả năng sáng tạo bẩm sinh vượt trội những người khác. Tư duy của mọi người bị chi phối bởi 2 bán cầu đại não. Người bị chi phối bởi bán cầu não trái chi phối thường có xu hướng làm việc một cách bài bản và có nề nếp. Họ thường có kế hoạch rất cụ thể cho công việc hàng ngày và làm việc một cách có phương pháp theo một lịch trình có sẵn (loại người có óc tổ chức). Những người bị chi phối bởi bán cầu não phải chi phối quá trình tư duy, thường muốn có một cái nhìn toàn cảnh trước khi bắt đầu một công việc. Những người này thường không thỏa mãn khi làm những điều theo hướng dẫn. Họ luôn có nhu cầu được biết mục đích của những việc làm đó. Tuy nhiên, mọi khả năng đều phải được trau dồi mới trở nên sắc bén. Việc trau dồi bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi đối với những điều thông thường nhất. Bạn cần liên tục đặt ra các câu hỏi cho các sự vật, hiện tượng, tình huống rất quen thuộc của hiện tại. Hãy tập trung vào câu hỏi hơn là sự phỏng đoán các câu trả lời. Để phát triển khả năng sáng tạo đòi hỏi thời gian và sự dày công tập luyện. Hãy học cách vượt qua những rào cản tự nhiên trong suy nghĩ của bạn mặc dù khó nhất là vượt qua chính mình. Khi gặp khó khăn, hãy dành thời gian tìm hiếm, thăm dò các khả năng và tham khảo mọi người để tìm ra giải pháp mới.

3. Là nhà quản lý, bạn có sứ mạng dẫn dắt tổ chức của mình gặt hái những thành công. Việc vận dụng tư duy sáng tạo chính là để tăng thêm cơ hội cho bạn hoàn thành tốt sứ mạng của mình. Hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình, lấy các mong ước nguyện vọng của bạn làm động lực thúc đẩy sáng tạo. Đầu tiên, hãy nghĩ về những gì bạn muốn trong một viễn cảnh trong tương lai (nhớ ghi hoặc vẽ lại bức tranh tương lai ấy), rồi sau đó nghĩ đến những vấn đề bạn chưa hài lòng hoặc đang muốn cải thiện chúng (hãy đánh dấu chúng bằng những dấu chữ thập biểu thị những việc bạn muốn làm ngay). Bằng cách này, bạn đã có những tư liệu đầu tiên để hình thành kế hoạch chiến lược và kế hoạch ngắn hạn phát triển đơn vị bạn.

4. Tiếp theo, hãy phân tích về hoàn cảnh đã bắt bạn phải suy nghĩ theo định hướng sẵn làm kìm hãm tư duy sáng tạo của bạn (ví như các hành vi, quan niệm đã luôn được ấn định là “đúng”hoặc “sai”). Bạn cần tự nhìn nhận về những ưu, nhược điểm của cách tư duy hiện tại và xem xét những lối tư duy của người khác. Hãy điểm lại cách mà bạn vẫn giải quyết công việc để xem mình thuộc loại người nào: người có nhiều mơ ước, người thực tế hay người hay phê bình? Trong trường hợp bạn đang gặp khó khăn trong mối quan hệ với một đối tác nào đó, nếu bạn cố gắng tìm kiếm những điểm tương đồng giữa 2 bên để cải thiện mối quan hệ thay vì hạn chế giao tiếp hoặc giả vờ như không có vấn đề giữa 2 bên thì bạn là người có tư duy sáng tạo đấy. Tương tự, một nhà quản lý có đầu óc sáng tạo là người suy nghĩ liên tục để tìm kiếm các biện pháp nâng cao hiệu quả công việc chứ không phải cố gắng tự mình giải quyết hết mọi công việc.

5. Hãy cố gắng thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Hãy bắt đầu kiểm lại các qui trình công việc đơn giản nhất như cách thức sắp xếp thời gian của bạn; xem xét lại những lề lối, trình tự, thủ tục hiện tại. Hãy xác định một số lĩnh vực cần cải tiến rồi lấy thử một ví dụ hết sức điển hình trong thực tiễn để đối chiếu. Hãy suy nghĩ về những đặc điểm của ví dụ đã chọn và đối chiếu những đặc điểm này với những đặc điểm trong lĩnh vực cần cải tiến để xác định những điểm có

là bạn phải tin rằng những vấn đề cần giải quyết sẽ đem đến cho bạn những cơ hội thay đổi và luôn có một cách tốt hơn để giải quyết công việc. Hãy tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt trước khi đưa ra quyết định. Những vấn đề chính là động lực cho sự sáng tạo. Hãy biết bỏ qua các giả thiết sẵn có và suy nghĩ một cách năng động. Cố gắng đừng để bị gò bó bởi các qui tắc hiện hành.

6. Luôn đặt câu hỏi cho những vấn đề tưởng chừng đã rất ổn. Hãy viết ra những ý tưởng của bạn và đánh giá xem liệu vấn đề đó có cần vận dụng tư duy sáng tạo hay không? Đừng vội gạt sang bên những ý tưởng mà thoạt nghe thấy kỳ quặc hay ngớ ngẩn. Hãy suy ngẫm các ý tưởng này thật kỹ dưới các góc độ khác nhau và gắn kết chúng với những thay đổi mà bạn muốn thực hiện, từ đó vạch kế hoạch và cách thức thực hiện chúng. Một việc đơn giản để điều chỉnh tư duy của bạn là điều chỉnh thời gian làm việc của bạn. Việc cần làm ngay là rà soát lại việc sử dụng thời gian của bạn thế nào. Nếu phần lớn thời gian chỉ dành để giải quyết các công việc sự vụ (trả lời điện thoại, tiếp dân, thông qua sổ sách, ký tá..) mà hầu như không có thời gian dành cho việc lập kế hoạch cho tương lai hoặc nhìn lại những vấn đề cần được nâng cấp, cải tiến trong thời gian tới thì bạn chưa phải là người có tư duy sáng tạo.

7. Các nhà nghiên cứu cho thấy có sự tương đồng giữa óc hài hước và óc sáng tạo. Khi ai đó kể một câu chuyện hài, những tình tiết ban đầu thường tuân thủ theo tư duy logic, bạn nghĩ rằng mình có thể đoán được hồi kết. Nhưng đến khi người kể chuyện kể tới hồi kết thì tất cả đều bị bất ngờ vì kết cục không tuân thủ các qui luật thông thường. Vậy, hãy luôn cố gắng tạo ra cho mình một cách nhìn mới về những điều đã cũ. Hãy thăm dò mọi khả năng giải quyết, sau đó dùng tư duy lô-gíc để đánh giá. Hãy vận dụng toàn bộ kinh nghiệm và trí tưởng tượng của bạn để tìm ra các giải pháp khác nhau. Bạn phải tự tin rằng sẽ có khả năng tìm ra các giải pháp mới. Đừng quên dành thời gian để tư duy và học cách “làm việc theo cách khác biệt”để có thể xác định được những cơ hội mới.

8. Việc huấn luyện người khác có tác dụng rất tốt trong việc giúp bạn thay đổi lối tư duy hiện tại. Đôi khi ngay trong lúc hướng dẫn người khác, bạn lại nảy ra một ý tưởng mới. Vì vậy, hãy tận dụng quá trình huấn luyện để thay đổi lối suy nghĩ của chính bạn. Nên có cả một kế hoạch dành cho các đợt huấn luyện thường xuyên, điều này cũng có giá trị làm tươi mới chính bạn. Nhớ xác định rõ những mục tiêu cụ thể cần đạt được qua quá trình huấn luyện.

9. Cần cân nhắc kỹ mọi khả năng trước khi đi đến quyết định. Hãy lôi kéo những người tích cực vào quá trình ra quyết định của bạn, vì họ thường đưa ra những ý kiến táo bạo. Ngoài ra, có thể tham vấn ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, họ có thể cho bạn lời khuyên giúp phát huy cao nhất tư duy sáng tạo và có tính khả thi. Hãy đề nghị cả nhóm đưa ra ý tưởng để cải tiến qui trình hoạt động. Hãy đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm hiểu rõ ràng các mục tiêu của dự án, luôn tỏ ra cởi mở, tiếp thu và linh hoạt khi làm việc với những người có óc sáng tạo. Cố gắng phát huy tiềm năng sáng tạo của cả nhóm. Tìm hiểu xem môi trường làm việc theo nhóm giúp mọi người tự tin như thế nào. Đảm bảo từng thành viên của nhóm thích hợp với vấn đề cần giải quyết, ai trong vai trò nào. Đảm bảo cả nhóm hiểu rõ mục tiêu của các bài học sáng tạo. Tuy nhiên, phải nhớ rằng nhóm chỉ mạnh nếu có trưởng nhóm mạnh.

10. Hãy chuẩn bị trước các câu hỏi, kể cả những câu hỏi để thách thức những ý kiến đã

được chấp nhận; hãy giải thích mục đích của bạn; hãy thể hiện sự khuyến khích khi đặt câu hỏi để người nghe cảm thấy được sự hào hứng của bạn về những ý tưởng mới lạ mà bạn muốn nghe từ mọi người. Hãy thuyết phục mọi người tin vào những ý tưởng mới mà bạn đề xuất. Bạn phải cố gắng miêu tả các ý tưởng của mình một cách thuyết phục nhất. Làm sao cho viễn cảnh trong tâm trí bạn sẽ được tái hiện chính xác tới đồng nghiệp và cán bộ của bạn. Sự trình bày kém sẽ

cũng sẽ chẳng mang lại giá trị nào.

11. Khi thực hiện đổi mới thành công, hãy ghi nhận những đóng góp của mọi người cho

sự phát triển của đơn vị. Nhắc nhở về những vấn đề cần đổi mới nhưng hãy tránh những lời phê bình mang tính cá nhân. Cá nhân bạn cũng cần tạo ra cơ chế thu nhận phản hồi để nâng cao năng lực cho chính mình.

Một phần của tài liệu TL dung cho CB quan ly (Trang 161 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w