Về một số cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 32 - 34)

III. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

2.Về một số cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

NB: Trong Giáo trình chuẩn quốc gia đưa thêm cặp “Nhân tố và hệ thống” NB: Cặp phạm trù: Gồm hai phạm trù đối lập nhau (là một mâu thuẫn)…

- Cái riêng: Là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình hay một chỉnh thể các sự vật, các hiện tượng, các quá trình tồn tại tương đối độc lập với các cái riêng khác.

- Cái chung: Là một phạm trù dùng để chỉ sự giống nhau, cái đồng nhất, cái lặp lại ở hai hay hay nhiều cái riêng.

Ví dụ: Anh A và lớp A này không phải là cái chung và cái riêng.

Cái chung và cái phổ biến, có mặt đồng nhất: lặp lại; khác nhau là ở cái chung có thể là hai hoặc nhiều; còn ở cái phổ biến phải là nhiều.

Cái đơn nhất (chỉ có ở một sự vật, hiện tượng, quá trình nào đó, không lặp lại ở bất cứ sự vật, hiện tượng, quá trình nào đó) – Cái đặc thù (Lặp lại ơt một số sự vật, hiện tượng cùng loại) – Cái phổ biến (Lặp lại ở tất cả các sự vật, hiện tượng)…

Đặc thù còn hiểu hai nghĩa khi tách khỏi “cặp ba” là: 1) Lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng… 2) Biểu hiện cụ thể của cái chung, cái phổ biến tồn tại trong cái riêng.

Cái riêng luôn bao hàm ba bộ phận cấu thành: cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến.

NB: Trong thực tế tìm ra được cái đơn nhất là rất khó khăn. Bởi hạn chế bởi điều kiện lịch sử, tầm “quan sát” của con người.

Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung:

- Cái riêng là cái toàn thể, cái chung là cái bộ phận, do vậy cái riêng phong phú hơn cái chung…

- Bất kỳ cái riêng nào cũng bao hàm cái chung và thông qua hàng ngàn mối liên hệ mà dẫn tới cái chung.

- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng, khi đó nó biểu hiện ra là cái đặc thù.

- Cái chung tuy là cái “nghèo nàn” hơn cái riêng, nhưng nếu là cái chung mang tầm bản chất nó là cái sâu sắc nhất quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của cái riêng. Cái chung mang tầm bản chất = quy luật (bản chất và quy luật

là những phạm trù cùng loại, cùng trình độ) nên nó quy định sự vận động, phát triển của sự vật.

- Cái riêng và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Phương pháp luận:

- Về mặt nhận thức:

+ Bất kỳ cái riêng nào cũng bao hàm ba yếu tố đơn nhất, đặc thù, phổ biến, để nhận thức đúng sự vật, ta phải nhận thức đầy đủ tất cả các yếu tố đó, trong sự liên kết giữa chúng thành một chỉnh thể và từ đó làm nổi bật được cái chung mang tầm bản chất của sự vật ấy.

+ Để phát hiện ra cái chung là phải đi từ cái riêng, tìm ngay trong cái riêng. Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng.

- Về mặt hoạt động thực tiễn:

+ Phải chống tuyệt đối hóa những đặc điểm riêng mà coi thường cái chung. Vì điều đó về mặt thực tiễn dẫn đến bệnh “Vô nguyên tắc”. Chống tuyệt đối hóa cái chung vì nó dẫn đến bệnh giáo điều, dập khuôn, máy móc.

+ Phải biết cụ thể hóa những chủ trương chung, chính sách chung vào những biện pháp, chủ trương cụ thể của ngành, của địa phương, của cơ sở… Muốn cụ thể hóa đúng đắn, cần phải: 1) Nhận thức sâu sắc yêu cầu của chủ trương chung, chính sách chung. 2) Phải nhận thức được những đặc điểm thật cụ thể của ngành, địa phương, cơ sở. 3) Phải có năng lực tư duy khoa học để tìm ra biểu hiện cụ thể của đường lối chung, chính sách chung trong trường hợp riêng này.

Nguyên tắc cần tuân thủ là: “Cái là cụ thể hóa không được trái với cái được cụ thể hóa”…

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 32 - 34)