Chủ thể, khách thể, đối tượng nhận thức

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 49 - 51)

I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC 1 Lý luận nhận thức là gì?

4. Chủ thể, khách thể, đối tượng nhận thức

Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan bởi con người, bởi vậy chủ thể nhận thức chính là con người.. Nhưng đó là con người đang sống, đang hoạt động (hoạt động sản xuất, hoạt động sống) và đang nhận thức. Con với tư cách là chủ thể nhận thức là con người đang sống và tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể nghĩa là, con người đó phải thuộc về một giai cấp, một dân tộc, một thời đại nhất định. Con người với tư cách là chủ thể nhận thức cũng bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Hơn nữa con người còn có tình yêu, nỗi buồn, sự suy tư, trăn trở, đặc biệt là lợi ích vì vậy, tất cả những yếu tố này cùng với con người tham gia vào quá trình nhận thức.

Con người chỉ trở thành chủ thể nhận thức khi người đó là thành viên của xã hội tham gia vào hoạt động của cộng đồng nhằm cải tạo khách thể. Vì thế, chủ thể nhận thức không chỉ là những cá nhân con người với tư cách là thành viên của xã hội mà còn là những tập đoàn người cụ thể, một dân tộc cụ thể, một đảng phái cụ thể, là loài người nói chung.

4.2. Khách thể nhận thức

Nếu chủ thể trả lời cho câu hỏi ai nhận thức? thì khách thể trả lời cho câu hỏi cái gì được nhận thức? Theo triết học Mác - Lênin, khách thể nhận thức không đồng nhất với toàn bộ hiện thực khách quan, mà chỉ là một bộ phận, một lĩnh vực của hiện thực khách quan nằm trong miền hoạt động nhận thức và trở thành đối tượng nhận thức của chủ thể nhận thức. Khách thể nhận thức không chỉ là thế giới vật chất mà còn là xã hội, tư duy, tâm lý, tư tưởng, tình cảm.

Khách thể nhận thức cũng có tính lịch sử - xã hội, bị chế ước bởi điều kiện lịch sử - xã hội. Bởi lẽ, do điều kiện lịch sử xã hội mà một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan mới trở thành khách thể nhận thức, khách thể nhận thức luôn thay đổi trong lịch sử cùng với sự phát triển của hoạt động thực tiễn cũng như sự mở rộng năng lực nhận thức của con người.

Khách thể nhận thức cũng không đồng nhất với đối tượng nhận thức. Đối tượng nhận thức là một khía cạnh, một phương diện, một mặt nào đó của hiện thực khách quan mà chủ thể nhận thức tập trung nghiên cứu, tìm hiểu. Nghĩa là khách thể nhận thức rộng hơn đối tượng nhận thức. Ví dụ: Con người là khách thể nhận

thức của nhiều ngành khoa học, nhưng mỗi ngành khoa học lại lấy một khía cạnh (mặt) nào đó làm đối tượng nhận thức…

4.3. Quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhận thức

Khách thể và chủ thể nhận thức có quan hệ biện chứng với nhau, đây là hai phạm trù gắn liền nhau, không thể tách rời nhau. Cái gì đó chỉ trở thành khách thể nhận thức khi nó được chủ thể nhận thức đặt nhiệm vụ nhận thức nó (vươn tới nhận thức nó). Chủ thể nhận thức chỉ trở thành chủ thể nhận thức đúng nghĩa khi nhận thức một khách thể nào đó. Trong mối quan hệ này, khách thể đóng vai trò quyết định đối với chủ thể, bởi lẽ, khách thể quy định nội dung vật chất khách quan của các phản ánh ý thức của con người. Hơn nữa, khách thể còn quy định con đường, biện pháp, cách thức nhận thức của chủ thể.

Tính chất của mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể cũng thay đổi, phát triển cùng quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Cho nên, quan hệ chủ thể, khách thể nhận thức không đơn giản chỉ là quan hệ trong nhận thức mà quan hệ trong thực tiễn.

Trong mối quan hệ chủ thể nhận thức có thuộc tính chủ động tích cực sáng tạo. Vì vậy, chủ thể không nhận thức thụ động khách thể mà phản ánh khách thể một cách sáng tạo. Hơn nữa thông qua hoạt động thực tiễn, chủ thể còn cải biến khách thể theo mục đích của mình và cải biến chính mình. Như vậy, mặc dù khách thể đóng vai trò quyết định đối với chủ thể, nhưng chủ thể không thụ động chịu sự quy định của khách thể mà tác động tích cực trở lại đối với khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của mình.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w