Phân loại quy luật: Dựa trên các tiêu chí khác nhau có cách phân loại khác nhau:

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 35 - 36)

V. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG 1 Quy luật và phân loại quy luật

1.2.Phân loại quy luật: Dựa trên các tiêu chí khác nhau có cách phân loại khác nhau:

khác nhau:

- Phạm vi bao quát của quy luật: Quy luật riêng, quy luật đặc thù, quy luật phổ biến.

- Lĩnh vực tác động: Quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, quy luật tư duy (có lập luận cho không cần nêu, bởi xã hội bao hàm con người, nên bao hàm cả quy luật tư duy).

Quy luật xã hội:

Có hai đặc trưng:

1) Mang đầy đủ mọi đặc trưng của quy luật nói chung (các tiêu chí trên: phổ biến, …);

2) Có điểm khác biệt với quy luật tự nhiên:

- Quy luật xã hội là hình thức và kết quả của hoạt động của chính con người. Nó là sản phẩm khách quan của chính hoạt động của con người.

NB: Quy luật tự nhiên ra đời, tồn tại và phát triển tự nó không cần có sự thâm gia của con người. Trái lại không có con người thì không có xã hội, không có hoạt động của con người thì không có quy luật xã hội.

- Nhân tố con người cùng hoạt động đa dạng của họ nằm ngay trong cơ chế tác động của các quy luật xã hội.

- Chức năng của mọi quy luật xã hội là sự tác động của nó là làm cho xã hội phát triển.

- Các khâu của quá trình phản ánh, tác động của quy luật xã hội: (1) Điều kiện xuất phát của xã hội (Quy luật xã hội) => (2) Yêu cầu của quy luật phản ánh vào trong tư duy của chủ thể => (3) Chủ thể hình thành ý thức về mục tiêu, lợi ích hoạt động của mình => (4) Chủ thể chương trình hóa việc đạt mục tiêu => (5) Đi vào hoạt động thực tiễn để hiện thực hóa chương trình (năng lực hiện thực hóa) =>

(6) Biến đổi xã hội một cách khách quan (đi lên, thụt lùi). Tất cả các khâu này là hoạt động của con người (nhận thức và thực tiễn).

- Mọi quy luật xã hội đều có sự thống nhất giữa tính xác định và tính không xác định. Nó xác định cho tổng thể, nhưng không xác định chặt chẽ cho cá thể. Hình thức biểu hiện của nó về cơ bản là “xác suất thống kê” (mang tính đa trị)…

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 35 - 36)