Những quan điểm của triết học trước Mác về nhận thức (đi theo con đường phân định lập trường thế giới quan)

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 46 - 48)

I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC 1 Lý luận nhận thức là gì?

2. Những quan điểm của triết học trước Mác về nhận thức (đi theo con đường phân định lập trường thế giới quan)

đường phân định lập trường thế giới quan)

2.1. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan với các đại biểu như Gioóc-giơ. Béc-cli, Eng- xtơ. Ma-khơ, Ri-sa. A-vê-na-ri-út … đều coi sự vật là kết quả “phức hợp” của cảm giác. Do vậy, nhận thức theo họ không phải là nhận thức hiện thực khách quan mà là nhận thức trạng thái chủ quan, tâm trạng chủ quan của con người về sự vật. Chân lý là sự phù hợp giữa suy diễn của con người về sự vật với bản thân sự vật. Họ phủ nhận chân lý khách quan. Họ coi Thượng đế là chủ thể của nhận thức.

2.2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

Chủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu tiêu biểu như Pla-tôn, Gi.V.Ph.Hêghen … không phủ nhận khả năng nhận thức của con người. Platôn cho rằng, khả năng đó là khả năng của linh hồn vũ trụ. Hêghen coi khả năng đó chính là khả năng của tinh thần thế giới. Nhưng họ lại giải thích một cách sai lầm, thần bí hóa quá trình nhận thức.

Pla-tôn nhận thức chỉ là quá trình hồi tưởng lại, nhớ lại những gì mà linh hồn trước khi nhập vào thể xác con người, đã có sẵn (các tri thức) ở thế giới ý niệm.

Gi.V.Ph.Hêghen cho rằng: nhận thức chính là quá trình tự ý thức (tự nhận thức) của tinh thần thế giới. Hêghen đã vận dụng phép biện chứng cũng như nội dung phong phú của nhiều cặp phạm trù lôgíc vào nhận thức luận. Ông là người đã phê phán quan điểm siêu hình, không thể biết trong nhận thức luận.

2.3. Những người Hoài nghi chủ nghĩa

Những người hoài nghi chủ nghĩa xuất phát ban đầu từ việc chống lại triết học kinh viện giáo điều, cho nên các nhà hoài nghi chủ nghĩa đã nghi ngờ giáo lý của Nhà thờ, của Kinh thánh, dần dần tuyệt đối hóa sự nghi ngờ nên rơi vào chủ nghĩa hoài nghi.

Đ.Hi-um đã nghi ngờ cả bản thân sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng

R.Đề-các-tơ đề cao tư duy, coi nghi ngờ là tư duy. Từ đó ông đưa ra mệnh đề “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”.

Tuy nhiên, cũng có những đại biểu có quan điểm hoài nghi, nhưng đó là hoài nghi lành mạnh, chứa đựng các yếu tố tích cực đối với nhận thức khoa học. Chẳng hạn, tư tưởng nghi ngờ của R.Đề-các-tơ, đã góp phần tích cực vào việc chống tôn giáo, triết học kinh viện, mặc dù nguyên tắc "nghi ngờ" - nguyên tắc xuất phát điểm trong nhận thức của ông còn hạn chế, tạo kẽ hở cho chủ nghĩa duy tâm nảy sinh. Về thực chất, các nhà hoài nghi chủ nghĩa đã không hiểu được trên thực tế, biện chứng của quá trình nhận thức.

2.4. Thuyết không thể biết

Điển hình của thuyết không thể biết là tư tưởng của I.Can-tơ. I.Can-tơ cho con người về nguyên tắc là không thể nhận thức được bản chất thế giới, con người chỉ có hình ảnh về sự vật, nhưng đó là hình ảnh về sự vật, nhưng đó là hình ảnh bên ngoài không phải là chính bản thân sự vật. Do vậy, con người không bao giờ có thể đạt được bản chất bên trong của sự vật mà theo I.Can-tơ là “Vật tự nó”. Con

người không thể nhận thức được "vật tự nó - Ding an sich", chỉ có thể nhận thức được các hiện tượng mà thôi.

2.5. Chủ nghĩa duy vật trước Mác

Các đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước Mác nhìn chung đều công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Họ đều coi thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức con người. Họ bảo vệ nguyên tắc nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên, quan niệm của họ về phản ánh và nhận thức còn có những hạn chế.

Do tính chất siêu hình, chủ nghĩa duy vật trước Mác hiểu phản ánh chỉ là sự sao chép giản đơn. Vì thế, lý luận nhận thức của họ còn mang tính siêu hình, máy móc. Nhận thức, theo họ, chỉ như một sự phản ánh thụ động, giản đơn, không có quá trình vận động, biến đổi, nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, không phải là quá trình biện chứng.

Do tính chất trực quan, chủ nghĩa duy vật trước Mác hiểu sự phản ánh chỉ là sự tiếp nhận thụ động một chiều sự tác động trực tiếp của sự vật lên giác quan của con người. Các nhà duy vật trước Mác chưa hiểu vai trò của thực tiễn trong nhận thức.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w