0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Quy luật lượng chất

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 36 -39 )

V. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG 1 Quy luật và phân loại quy luật

2. Quy luật lượng chất

Thực chất là nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa “lượng” và “chất”, nên làm rõ hai phạm trù này sẽ là chìa khóa để hiểu quy luật.

2.1. Chất

Chất là phạm trù dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và hiện

tượng. Là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính, các đặc trưng… làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

- Tính khách quan của chất: “vốn có”, mọi sự vật đều có chất của nó, nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào con người.

- Chất là tổng hợp các thuộc tính vốn có của nó.

Phương pháp luận:

1) Để nhận thức được các thuộc tính về chất của sự vật, chúng ta phải nhận thức nó trong quan hệ (đối với sự vật khác và chủ thể nhận thức, tâm trạng của chủ thể phản ánh).

2) Về hoạt động thực tiễn: Trong thực tế có thể tác động thay đổi thuộc tính của sự vật, dẫn đến thay đổi sự vật về chất bằng cách thay đổi mối quan hệ của nó.

Chất của sự vật có muôn vàn thuộc tính do đó, muốn tạo ra sự vật mới về chất có thể tác động bằng cách thay đôi một sô thuộc tính của nó

- Bất kỳ sự vật nào cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống. Chất của sự vật (của hệ thống) có mối quan hệ nội tại với chất của các bộ phận cấu thành hệ thống đó và phương thức liên kết giữa chúng.

Phương pháp luận:

1) Nhận thức: Muốn nhận thức được đúng chất của sự vật (của hệ thống) chúng ta phải đi từ nhận thức các bộ phận, các yếu tố cấu thành một hệ thống, đến nhận thức phương thức giữa chúng.

2) Hoạt động thực tiễn: Để thay đổi căn bản chất của hệ thống từ đó ra đời hệ thống mới về chất, chúng ta phải .. từ giác độ vấn đề đang được nghiên cứu. Chúng ta có thể đạt được điều đó bằng cách: Thay đổi chất của các bộ phận cấu thành hệ thống. Thay đổi phương thức liên kết của các bộ phận cấu thành hệ thống. Hoặc thay đổi cả bộ phận và phương thức liên kết.

2.2. Lượng

Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và hiện tượng biểu thị số lượng các thuộc tính, tổng số các bộ phận, các đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu… của sự vận động và phát triển.

- Lượng có thể biểu hiện cụ thể bằng con số…

- Lượng cũng có thể không biểu hiện bằng con số nhưng vẫn nhận thức được (lượng được trừu tượng hóa). Loại lượng này nhận thức rất khó khăn, cần phải có tư duy trừu tượng cao.

Lượng cũng có thể nhận thức theo: số lượng và đại lượng (Gi.V.Ph.Hêghen). - Số lượng: Là lượng mang tính rời rạc. Nhận thức bằng đo lường

- Đại lượng: Là lượng mang tính liên tục. Nhận thức bằng đếm.

Lưu ý:

- Nói một cách khái quát, mỗi một sự vật là một chất và có một loại lượng đặc trưng cho nó. Những tiếp cận từ nhiều phương diện, từ nhiều cấp độ, thì mỗi sự vật là một hệ thống chất tương ứng sẽ có một hệ thống lượng.

- Nói khái quát, mỗi sự vật đều có mặt chất và mặt lượng, nhưng cần hiểu rằng: chất của một sự vật và lượng của chất. Cho nên, chỉ khi xác định đúng lượng của chất nào thì quy luật mới thể hiện ra được.

- Ranh giới phân định giữa chất và lượng là tương đối: Trong quan hệ này là khác nhau về lượng, nhưng trong quan hệ khác có thể là khác nhau về chất.

NB: Khác nhau về quy luật là khác nhau về chất: 11 và 12 khác nhau về cả lượng và chất.

2.3. Lượng đổi dẫn đến chất đổi

- “Điểm nút”: Là khái niệm dùng để chỉ điểm tới hạn trong sự thay đổi của lượng, mà sự thay đổi lượng đạt tới đó sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất.

- “Độ”: Là khái niệm dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng. Đó là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật.

- “Bước nhảy”: Là khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn trong sự vận động và phát triển mà ở đó sự thay đổi về lượng đang dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật.

+ “Giai đoạn”: là một quá trình không phải là thời điểm = có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Tồn tại “khâu trung gian” trong quá trình vận động và phát triển.

+ “Vận động và phát triển”: Bước nhảy = sự biến đổi = vận động. Dẫn đến hai khả năng: cao hơn hoặc thấp hơn sự vật cũ. Phát triển là một trong những khả năng của quá trình thực hiện “bước nhảy”

+ “Đang”: Thể hiện không thể đồng nhất sự vật đang thực hiện bước nhảy với sự vật. Không đồng nhất “bước nhảy” với “kết quả của bước nhảy”.

2.4. Phương pháp luận

- Về nhận thức:

+ Khi nhận thức sự vật phải thấy rằng bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có hai mặt chất và lượng nên để nhận thức đúng sự vật chúng ta phải nhận thức đúng, đầy đủ hai mặt đó trong mối quan hệ qua lại giữa chúng.

+ Suy cho cùng, nhận thức của con người về sự vật là phải đạt được tri thức bản chất của nó. Bản chất là cái sâu sắc nhất về chất. Quá trình nhận thức này đi theo một lô-gích như sau: (1) Những tri thức đơn giản ban đầu về chất => (2) Nhận thức về lượng, trong quá trình này nhận thức sâu sắc hơn về chất => (3) Chất (bản chất) của sự vật.

- Để có sự thay đổi về chất của sự vật, chúng ta phải đi từ những tích lũy về lượng, trải qua những giai đoạn cần thiết và phù hợp với những điều kiện tương ứng. Điều kiện này có thể khách quan tồn tại vốn có, hoặc có thể phải tạo ra để có sự ra đời sự vật mới về chất.

Từ đó, chống: 1) Tuyệt đối về lượng, phủ nhận về chất, điều đó về mặt triết học dẫn … về mặt chính trị thực tiễn là cơ sở của chủ nghĩa cải lương. 2) Tuyệt đối hóa quá trình thay đổi về chất, mà không thấy sự cần thiết của việc tích lũy về

lượng, về mặt triết học đó không chỉ là siêu hình mà còn dễ duy tâm; về mặt chính trị thực tiễn là cơ sở của bệnh phiêu lưu, mạo hiểm, đốt cháy giai đoạn.

Cả hai sai lầm trên đây đều là thất bại của con người trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 36 -39 )

×