Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 55 - 57)

II. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC 1 Phạm trù thực tiễn

2.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

2.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

- Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật, hiện tượng làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật… Trên cơ sở đó con người mới có những hiểu biết về những sự vật hiện tượng này. Nói khác đi là con người có tri thức về chúng. Như vậy, chính thực tiễn là cơ sở mà trên đó nhận thức của con người được nảy sinh, vận động và phát triển. Chính thực tiễn cung cấp tài liệu, vật liệu cho nhận thức, không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có khoa học, không có lý luận. Mọi tri thức của con người xét đến cùng đều được nảy sinh từ thực tiễn.

- Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức vì thế nó luôn thúc đẩy cho sự ra đời của các ngành khoa học.

- Thực tiễn có vai trò rèn luyện các giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó giúp quá trình nhận thức của

con người tốt hơn, hiệu quả hơn, như Ph.Ăngghen khẳng định: “Chính việc người ta biến đổi tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của nhận thức và tư duy của con người, trí tuệ của con người phát triển song song với việc người ta học cách cải biến tự nhiên” (C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 20, trang 720).

- Hoạt động thực tiễn còn chế tạo ra công cụ, phương tiện hỗ trợ cho con người trong quá trình nhận thức, các công cụ, phương tiện có tác dụng nối dài các giác quan của con người, nâng cao khả năng của khí quan của con người trong quá trình nhận thức chẳng hạn như kính hiển vi, thiên văn, máy tính... những công cụ, phương tiện… giúp con người nhận thức hiệu quả hơn, đúng đắn hơn…

Như vậy, thực tiễn chính là nền tảng, cơ sở để nhận thức của con người …. Không những vậy thực tiễn còn là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển.

2.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Theo triết học Mác - Lênin, nhận thức của con người, ngay từ đầu xét về mặt lịch sử đã bị quy định bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại tức nhu cầu thực tiễn. Bởi lẽ, muốn sống, muốn tồn tại, con người phải sản xuất ra của cải vật chất, phải cải tạo xã hội, để sản xuất vật chất, để cải tạo xã hội con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh, tức là nhận thức.

Nếu nhận thức của con người không nhằm phục vụ thực tiễn, không nhằm soi đường dẫn dắt chỉ đạo thực tiễn, thì nhất định sẽ mất phương hướng, phải trả giá… Nếu không vì thực tiễn nhận thức sẽ mất phương hướng, sẽ bế tắc. Mọi tri thức – kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người…

2.3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Tri thức của con người là kết quả của con ng, tri thức ấy có thể phản ánh đúng hoặc không đúng, do vậy phải kiểm tra tri thức đó … Không thể lấy tri thức để kiểm tra tri thức. Cũng không thể lấy sự hiển nhiên, sự tán thành của số đông, sự có lợi có ích để kiểm tra … theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm tra chân lý… con người mới có thể vật chất hóa được tri thức, hiện thực hóa được tư tưởng, thông qua đó mới có thể khẳng định hoặc phủ định một tri thức nào đó…

Có nhiều hình thức thực tiễn khác nhau, do vậy cũng có nhiều hình thức kiểm tra chân lý khác nhau: thực nghiệm khoa học, lý luận xã hội, áp dụng tri thức vào sản xuất vật chất…

Tuy nhiên, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối: Tính tuyệt đối thể hiện là tiêu chuẩn khách quan duy nhất kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm. Thực tiễn trong mỗi giai đoạn cụ thể sẽ chứng minh được chân lý, bác bỏ được sai lầm… Tính tương đối thể hiện bản thân thực tiễn không đứng im, luôn vận động, biến đổi, phát triển, do vậy với tư cách là cái tiêu chuẩn, cái khuôn mẫu, nó cũng không đứng im… Vì vậy, thực tiễn được xem xét trong không gian càng rộng, trong thời gian càng dài đâu là chân lý, đâu là sai lầm. Hơn nữa, đúng như V.I.Lênin khẳng định, không bao giờ có thể xác nhận và bác bỏ một cách hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người (Tập 18, trang 168). Cũng chính vì vậy, V.I.Lênin yêu cầu quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất của lý luận nhận thức (Tập 18, trang 167).

Từ toàn bộ phần trên phải rút ra quan điểm thực tiễn: Quan điểm này yêu cầu:

Một là, nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn.

Hai là, phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận, chủ trương, đường lối chính sách.

Ba là, phải tăng cường tổng kết thực tiễn để bổ sung lý luận, chủ trương, đường lối chính sách.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 55 - 57)