VẤN ĐỀ CHÂN LÝ 1 Quan niệm về chân lý

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 58 - 60)

1. Quan niệm về chân lý

Chân lý là một vấn đề được đề cập nhiều trong lịch sử triết học. Ngay từ thời kỳ cổ đại Hy Lạp Aritxtốt coi chân lý là sự phù hợp của tri thức về sự vật với sự vật. Cách hiểu này được tiếp tục bởi Bêcơn, Điđrô, Spinôda, Hônbách (quan điểm bản thể luận hóa chân lý – quan điểm này có thể không đúng với thực tế - hiện tượng quan sát được chưa chắc đã là thực tế)…

Đối với Pla-tôn, Ôguýttanh, T.Đacanh… thì chân lý chỉ là thuộc tính của bản thân cái tinh thần, của những lực lượng siêu nhiên.

Đối với I.Can-tơ chân lý là sự thỏa thuận của tư duy với những hình thức tiên nghiệm của nó (có một cái khuôn mẫu có sẵn nếu tri thức phù hợp với nó thì sẽ là chân lý).

Chân lý đối với các ông là một quá trình phát triển biện chứng của tri thức. Tuy nhiên, chưa giải quyết thcự sự khoa học vấn đề chân lý.

Các nhà duy cảm duy tâm chủ quan như Hium, Ratsen, Makhơ coi chân lý là sự phù hợp của tư duy với các cảm giác của chủ thể. Họ không coi chân lý là sự phản ánh thế giới khác quan.

Chủ nghĩa quy ước coi chân lý là kết quả thỏa thuận, quy ước của con người. (Thực ra cũng có cơ sở của nó: các đơn vị quy ước: mét, km, galông…). Nhưng cần phải chú ý, mọi sự thỏa thuận về các đơn vị là sự phù hợp với điều kiện khách quan…

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Chân lý phải được hiểu như một quá trình, bởi lẽ bản thân sự vật luôn vận động, biến đổi, phát triển, cho nên nhận thức về nó cũng phải vận động, biến đổi, phát triển theo. Vì vậy, nhận thức chân lý cũng phải là một quá trình.

2. Các tính chất của chân lý

2.1. Chân lý khách quan

Là chân lý mà nội dung phản ánh của nó là khách quan, là phù hợp với khách thể nhận thức. Chân lý khách quan là chân lý không phụ thuộc vào con người và loài người, không phụ thuộc vào tính đơn giản hay tính chặt chẽ của lô- gích, không phụ thuộc vào lợi ích hay sự quy ước… chỉ phụ thuộc vào thực tại khách quan (V.I.Lênin, tập 18, tr.155).

Khách quan ở nội dung phản ánh, cơ sở của chân lý là khách quan.

2.2. Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối

Chân lý tương đối là những tri thức đúng đắn nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ nó mới phản ánh đúng một mặt, một bộ phận nào đó của thế giới khách quan trong

những điều kiện xác định. Tính tương đối ở đây là do điều kiện lịch sử chế ước chứ không phải là phản ánh sai.

Chân lý tuyệt đối là chân lý mà tri thức của nó phản ánh đầy đủ, phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực khách quan. Tất nhiên, tri thức này bị giới hạn bởi nhận thức mà con người vươn tới… nghĩa là tính đầy đủ, toàn diện cũng mang tính lịch sử. Con người ngày càng tiến dần đến chân lý tuyệt đối, chư không thể đạt được chân lý tuyệt đối theo nghĩa đen của từ (không cần bổ sung thêm). Nhận thức chân lý tuyệt đối phải thông qua một loạt những chân lý tương đối. (Xem V.I.Lênin, tập 18, tr.158).

Sự phân biệt chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối cũng mang tính tương đối. Đường ranh giới này có thể vượt qua được trong hoạt động thực tiễn, cần chống cả hai khuynh hướng: hoặc cường điệu, tuyệt đối hóa chân lý tuyệt đối phủ nhận chân lý tương đối rơi vào giáo điều, dập khuôn, máy móc, sách vở,… hoặc tuyệt đối hóa chân lý tương đối, phủ định chân lý tuyệt đối rơi vào xét lại, dân tộc hẹp hòi…

2.3. Chân lý cụ thể

Theo triết học Mác - Lênin không có chân lý trừu tượng, chung chung, chân lý luôn là cụ thể, bởi lẽ, chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng trong một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Thoát ly những điều kiện cụ thể này sẽ không phản ánh đúng đắn sự vật hiện tượng.

Vì chân lý luôn cụ thể nên cách mạng phải sáng tạo và phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và hành động.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 58 - 60)