Triết học cổ điển Đức

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 44 - 45)

I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC 1 Lý luận nhận thức là gì?

1.5.Triết học cổ điển Đức

- I.Can-tơ là người có công lớn đặt ra vấn đề “cầu nối” giữa tư duy và tồn tại là cái gì. Hay tư duy của con người tiếp xúc với thế giới bằng con đường nào, bằng cách thức nào? Những câu hỏi này được I.Can-tơ đặt ra là hết sức chính xác trong những nội dung quan trọng của nhận thức luận. Nhưng hạn chế của ông là đã đưa ra những câu trả lời sai. I.Can-tơ cho rằng cầu nối giữa tư duy và tồn tại (con người tiếp xúc với thế giới) là thông qua ba kênh: Nhận thức; Đạo đức và Thẩm mỹ. C.Mác cho rằng đây là quan điểm chưa chính xác, bởi con người tiếp xúc với thế giới bên ngoài không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn.

Cantơ đã công khai thừa nhận sự phụ thuộc của hiện thực vào chính chủ thể nhận thức. Khách thể và chủ thể nhận thức tồn tại chỉ như là những hình thức đan xen nhau của quá trình nhận thức. "Vật tự nó" - tức hiện thực, tồn tại ngoài mối quan hệ đối với chủ thể nhận thức.

- L.Phoi-ơ-bắc mặc dù đã có nhiều những quan điểm duy vật về nhận thức nhưng ông lại không nhìn thấy tính biện chứng của quá trình nhận thức. L.Phoi-ơ- bắc cho nhận thức chỉ một lần là xong.

- Đỉnh cao của quan niệm nhận thức có thể thấy được thể hiện trong rất nhiều tư tưởng của Gi.V.Ph.Hêghen. Gi.V.Ph.Hêghen đã vận dụng phép biện chứng và nội dung phong phú của nhiều cặp phạm trù lô-gích vào nhận thức luận.

Hêghen đã khắc phục sự tách rời giữa khách thể và chủ thể nhận thức. Ông đã phê phán Cantơ về quan điểm siêu hình trong nhận thức. Đối với Hêghen, khách thể và chủ thể nhận thức đồng nhất với nhau, bởi lẽ trong cơ sở của hiện thực có sự tự phát triển của tinh thần tuyệt đối (mà tinh thần tuyệt đối lại là chủ thể nhận thức tuyệt đối, có khách thể nhận thức là chính bản thân mình). Trên cơ sở đó, ở Hêghen xuất hiện nguyên tắc thống nhất giữa phép biện chứng, lôgíc học và lý luận nhận thức, nhưng trên cơ sở duy tâm khách quan.

Có thể thấy, Gi.V.Ph.Hêghen đã phân biệt chủ thể và khách thể nhận thức, đặc biệt là đã đạt đến luận điểm về “sự thống nhất giữa tồn tại và tư duy”, đã có quan điểm cho “quy luật của tự nhiên quy định quy luật của tư duy”… Tuy nhiên, quan điểm nhận thức của ông là đứng trên lập trường duy tâm khách quan nên không thể trở thành khoa học thực sự, cuối cùng nhận thức đối với ông trở thành quá trình tự nhận thức của tinh thần thế giới.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 44 - 45)