Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nhận thức

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 48 - 49)

I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC 1 Lý luận nhận thức là gì?

3. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nhận thức

- Triết học Mác - Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Không phải ý thức của con người sản sinh ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại độc lập với con người. Đó là nguồn gốc duy nhất và cuối cùng của nhận thức (V.I.Lênin: Tập 18)

- Triết học Mác - Lênin công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Cho rằng, chỉ có những cái chưa biết, chứ không có những cái không thể biết. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I.Lênin viết: “Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó, chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức”. Triết học Mác - Lênin cho khả năng nhận thức của con người là vô tận (Tập 18, trang 117).

- Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn nhưng không có giới hạn cuối cùng. Về điều này, trong “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I.Lênin ghi rõ: “Trong lý luận nhận thức cũng như trong tất cả những lĩnh vực khác của khoa học cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di, bất dịch và có sẵn mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào” (Tập 18, tr.117).

- Nhận thức là sự phản ánh hiện thức khách quan vào bộ óc người, do vậy cảm giác của chúng ta, ý thức của chúng ta chỉ là hình ảnh của thế giới bên ngoài và dĩ nhiên là nếu không có cái bị phản ánh thì không thể có cái phản ánh. Nhưng cái bị phản ánh tồn tại độc lập với cái phản ánh (Tập 18, tr.74). Nhưng sự phản ánh này theo triết học Mác - Lênin là sự phản ánh sáng tạo, tích cực, mặc dù quá trình phản ánh đầy mâu thuẫn (Tập 29, tr 207 – 208).

- Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý, nói khác đi, quá trình nhận thức của con người phải dựa trên hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội cụ thể.

Tóm lại, theo triết học Mác - Lênin nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội cụ thể (Định nghĩa nhận thức).

Phản ánh của ý thức là phản ánh cao nhất, là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức, kết cấu cao đó là bộ não người.

Sự khác nhau giữa ý thức (có thể không cần tuần tự các bước) với Điều khiển học (cần phải tuân thủ theo các bước tuần tự - máy tính).

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w