Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 39 - 41)

V. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG 1 Quy luật và phân loại quy luật

3.Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

3.1. Một số khái niệm cơ bản

- Đối lập: Đối lập là khái niệm dùng để chỉ hai mặt, hai đặc điểm, hai thuộc tính có tính quy định trái ngược nhau. Trắng – Đen; Cao – Thấp; Trên – Dưới; Điện âm – Điện dương…

- Đối lập biện chứng: Là khái niệm dùng để chỉ hai mặt, hai đặc điểm, hai thuộc tính, tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.

3.2. Sự thống nhất giữa hai mặt đối lập

Sự tương quan: So sánh giá trị tĩnh (lượng tĩnh bằng nhau); so sánh lực lượng động (tác động ngang nhau = Lượng A = Lượng B; Lượng A > Lượng B; Lượng A < Lượng B)

Khi phân tích về mặt đối lập không nên tuyệt đối về sự ngang nhau về lượng.

- Giữa hai mặt đối lập xét về quan hệ nào đó, trong quan hệ nhất định, giữa chúng bao giờ cũng có phần đồng nhất, giống nhau, do vậy chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

3.3. Đấu tranh giữa các mặt đối lập

Là sự loại trừ, loại bỏ, tác động lẫn nhau, phủ định lẫn nhau, sự triển khai

của các mặt đối lập.

3.4. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển

- Trong tác động qua lại tồn tại nhiều hình thái khác nhau. Khái quát về mặt lý luân: Tác động qua lại giữa những cái giống nhau; tác động qua lại những cái khác nhau; tác động những cái đối lập nhau (mâu thuẫn với nhau) – đấu tranh giữa các mặt đối lập.

- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguyên nhân, động lực của sự phát triển. Nhưng từ sự tiếp cận khác nhau có thể có những nguyên nhân khác.

Vận động và phát triển biện chứng bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái liên tục và sự gián đoạn. Sự thống nhất là điều kiện, tiền đề của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

3.6. Một số loại mâu thuẫn

Chú ý: Mâu thuẫn xã hội: Là loại mâu thuẫn được nảy sinh do sự đối lập về

lợi ích giữa con người với con người ở nhiều cấp độ khác nhau của con người (cá nhân, nhóm nhỏ, xã hội…)

- Cái làm nảy sinh mâu thuân xã hội là do đối lập về lợi ích (vật chất, tinh thần).

- Quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn xã hội là quá trình diễn ra sự điều chỉnh mối quan hệ lợi ích giữa người với người.

- Trong xã hội ngoài mâu thuẫn biện chứng khách quan còn có mâu thuẫn do sai lầm chủ quan. Loại thứ hai có tác động tiêu cực đối với sự phát triển.

Chú ý: Mâu thuẫn dưới hình thức antinômi:

- Định nghĩa: Antinômi là khái niệm dùng để chỉ một loại mâu thuẫnđặc biệt được tạo thành từ hai tư tưởng, hai phán đoán…khác nhau, đối lập nhau về cùng một loại sự vật trong cùng một loại quan hệ mà cả hai đều đúng. Nhưng trong lý luận nhận thức đang có về sự vật đó chỉ thừa nhận một trong hai phán đoán đó là đúng.

- Chỉ xuất hiện trong lý luận nhân thức, nhưng nó không có nguyên hình của nó trong hiện thực khách quan.

- Một khi xuất hiện mâu thuẫn này thì đó là dấu hiệu nói lên tư tưởng ấy, lý luận ấy đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trong quá trình phát triển.

- Mọi antinômi đầu được giải quyết bằng cách xây dựng một tư tưởng mới, một lý luận mới mang tính tổng quát hơn, mà tư tưởng, lý luận đã có về sự vật ấy chỉ đúng trong một giới hạn nhất định của giới hạn tổng quát đó.

Chú ý: Mâu thuẫn của lô-gích hình thức không phải là mâu thuẫn biện

- Là loại mâu thuẫn được tạo thành từhai tư tưởng, hai phán đoán khác nhau, đối lập nhau về cùng một sự vật trong cùng một quan hệ. Nhưng chỉ có một trong hai tư tưởng, phán đoán đó là đúng.

- Đặc trưng: Chỉ xuất hiện trong tư tưởng, trong lý luận, không có nguyên hình trong hiện thực khách quan.

- Trong quá trình phát triển của tư tưởng, của lý luận một khi xuất hiện loại mâu thuẫn này, đó là dấu hiệu nói lên rằng tư tưởng ấy, lý luận ấy là sai lầm.

- Loại bỏ mâu thuẫn này là điều kiện, là tiền đề để có tư tưởng đúng, lý luận đúng.

3.7. Ý nghĩa phương pháp luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về nhận thức: Quá trình con người nhận thức sự vật thực chất là quá trình nhận thức mâu thuẫn của nó. Tiến trình nhận thức về mâu thuẫn diễn ra theo lô- gích sau: Đi từ đống nhất đến khác nhau, từ khác nhau đến đối lập, từ đối lập đến mâu thuẫn. Từ đó cho biết nguồn gốc động, lực của sự phát triển.

- Về thực tiễn: Hoạt động thực tiễn của con người là biến cái đang có thành cái cần phải có theo quy luật phát triển của sự vật. Muốn vậy con người phải phân tích sự vật, phát hiện mâu thuẫn của nó, làm rõ trạng thái chín muối của mâu thuẫn. Từ đó tìm ra phương thức, phương tiện, lực lượng giải quyết mâu thuẫn ấy và tô.. từ đó con người thúc đẩy sự vật phát triển.

Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để Đảng ta khẳng định nước Việt Nam trước Cách

mạng tháng 8 là thuộc địa nửa phong kiến? Làm thế nào để thay đổi bản chất đó, thúc đẩy Việt Nam tiến lên?

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 39 - 41)