Lược sử vấn đề

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 51 - 53)

II. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC 1 Phạm trù thực tiễn

1.1.Lược sử vấn đề

Thực tiễn theo tiếng Hy Lạp cổ practica, có nghĩa đen là “hoạt động tích cực”.

Các nhà triết học duy tâm cho hoạt động nhận thức, hoạt động tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn. Gi.V.Ph.Hêghen cho hoạt động có ý chí của “ý

niệm”, hoạt động của “tinh thần thế giới” tha hóa thành “giới tự nhiên”, xã hội, lịch sử, thành con người là thực tiễn.

Tinh thần thế giới -> Giới tự nhiên -> Xã hội (lịch sử, tinh thần, con người). Trong “Bút ký triết học”, V.I.Lênin chỉ ra hết sức đúng đắn rằng, đối với Gi.V.Ph.Hêghen: thực tiễn là một suy lý, suy luận… (V.I.Lênin: Toàn tập, tập 29, trang 234). Do vậy quan điểm của Gi.V.Ph.Hêghen về thực tiễn vẫn là quan điểm duy tâm.

Các nhà triết học tôn giáo cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của những lực lượng siêu nhiên là hoạt động thực tiễn.

Trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học duy vật cũng đã có nhiều đóng góp cho quan điểm duy vật về nhận thức nói chung, về thực tiễn nói riêng. Tuy nhiên, chưa một đại biểu duy vật trước Mác nào hiểu được đúng bản chất của thực tiễn, cũng như vai trò của nó đối với nhận thức, trong đó có Đi-đrô nhà triết học người Pháp đã thấy được vai trò to lớn của thực nghiệm khoa học đối với nhận thức và đồng nhất thực nghiệm khoa học với thực tiễn. Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ, chưa bao quát hết tất cả các hình thức của hoạt động thực tiễn. Còn L.Phoi-ơ-bắc, “chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức biểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi. Vì vậy, ông không hiểu được ý nghĩa của hoạt động "cách mạng", của hoạt động "thực tiễn - phê phán"8.

Các nhà triết học phương Tây hiện đại đã quan tâm nhiều đến hoạt động thực tiễn của con người. Tuy nhiên thực tiễn được họ hiểu là phản ứng của con người trước hoàn cảnh một cách hiệu quả nhất. Quan niệm này dễ dẫn lấy mục tiêu biện hộ cho hành động, dễ dẫn tới chủ nghĩa thực dụng.

Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những hạn chế trong quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó trong lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một quan niệm về thực tiễn, mặc dù các ông chưa đưa ra một khái niệm cụ thể, nhưng thông qua các tác phẩm, các khía cạnh mà các ông phân tích, thì thực tiễn theo các ông là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động vật

chất – cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội (PGS.TS Trần Văn Phòng). Theo PGS.TS Trần Văn Phòng thì là “hoạt động vật chất – cảm tính”, chẳng hạn, hoạt động tư duy phải dựa trên hoạt động vật chất của hệ thần kinh, phản ứng hóa học; Chúng ta không nhìn được sự di chuyển của dòng điện…)

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 51 - 53)