- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài dày 170 trang đánh
20) Từ điển Tiếng Việt: Trong Tân từ điển học, Nxb Hà Nộ i Đà Nẵng, 1996, Hoàng Phê chủ biên, tr 920.
1.2.1. TTKH tạo cơ sở dữ liệu khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch và các giả
hoạch định chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
Sự phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới trong suốt thế kỷ XX và nhất là trong vòng hơn 50 năm qua đã chứng minh rằng, để phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả đòi hỏi phải có sự chủ động tự giác của con người, của cộng đồng, của xã hội. Nói cách khác là sự phát triển phải được điều tiết trên cơ sở nhu cầu thị trường, xã hội.
Muốn có được điều đó, tức là có các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hợp lý thì phải có cứ liệu cho dự báo kinh tế dài hạn cũng như các kế hoạch phát triển. Vai trò quan trọng của TTKH là chuẩn bị các cứ liệu, số liệu, tài liệu, ý kiến về khoa học - kỹ thuật và công nghệ, về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng, về đối nội và đối ngoại, về văn hóa xã hội v.v… về rất nhiều lĩnh vực đa dạng và các ngành khác nhau, từ cơ sở cho đến trung ương, trong nước và quốc tế. Các TTKH, với ý nghĩa là tin tức, dữ liệu được xử lý, thẩm định ở mức độ nhất định và có độ tin cậy sẽ là các số liệu hay dữ liệu để cho các cán bộ lập kế hoạch phát triển tham khảo. Do sự bùng nổ của thông tin nên việc xử lý thông tin có ý nghĩa quyết định đối với TTKH. Chỉ có xử lý tốt các dữ liệu mới tạo lập được các dữ liệu khoa học nghiêm túc.
TTKH ngày càng đóng vai trò tích cực hơn đối với quá trình phát triển kinh tế. Nó như là một yếu tố tiên phong để chuyển hóa khoa học thành
lực lượng sản xuất trực tiếp. TTKH không phải là khâu gián tiếp, tách rời với các quá trình sản xuất, các quá trình kinh tế mà TTKH gắn liền với các hoạt động kinh tế. Nó như là một yếu tố bên trong, thiếu nó thì các quy trình, các quá trình phát triển kinh tế không thể vận hành. Bởi vì tiền đề đầu tiên của bất cứ hành vi kinh tế nào đều phải có các số liệu, các căn cứ khoa học do TTKH cung cấp. Chẳng hạn, để sản xuất một sản phẩm máy tính thì phải xét xem nhu cầu, ai đang hoặc sẽ tham gia cung cấp, loại thiết bị nào sẽ xuất hiện v.v... Việc đó phải nhờ đến TTKH, nhờ các thông tin về nhu cầu mà nhà sản xuất sẽ có phương án dự báo, lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn cũng như các kế hoạch triển khai tác nghiệp.
Mọi hoạt động kinh tế dù là cấp siêu vĩ mô, vĩ mô, trung mô, vi mô, mini, hay nanô đều cần có thông tin cập nhật. Các dữ liệu khoa học phản ánh nhu cầu, bao gồm nhu cầu dài hạn, nhu cầu tạm thời v.v... đều cần được nghiên cứu đầy đủ. Ở các nước kinh tế phát triển đều có các cơ quan nghiên cứu như viện hay trung tâm nghiên cứu để nắm bắt nhu cầu. Trong điều kiện kinh tế thị trường hay kinh tế kế hoạch việc nắm nhu cầu đều là điều kiện tiền đề để xây dựng các kế hoạch, đảm bảo cân đối tổng hợp. Thí dụ, đầu năm 2007, giá cà phê cao gấp 2 lần so với 3 năm trước đây nhưng khoảng 7 - 8 năm trước, nhiều nhà trồng cà phê ở Tây Nguyên đã đốn chặt cây cà phê để trồng thứ khác vì giá cà phê xuống quá thấp, giỏi lắm chỉ đủ chi phí chăm bón. Gần đây nông dân một số nơi ở Nam Bộ lại chặt bỏ cây ăn quả để trồng lúa. Vậy nhà nước nên khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng cây gì? Hiện tượng đầu tư phong trào đã từng diễn ra với cà phê, mía đường, nuôi tôm, cá basa v.v... Đó là do thông tin chưa đầy đủ, thiếu luận chứng khoa học, thông tin chưa thực sự là TTKH. Nếu TTKH dự báo được xu hướng của nhu cầu, dự đoán được xu hướng và tính quy luật của chu kỳ tăng giảm giá từng mặt hàng, phân tích được khả năng cung ứng, nếu thu thập và xử lý tốt các dữ liệu khoa học thì sẽ giúp cho mọi hoạt động kinh tế ngay từ khâu đề ra chủ trương, chính sách như các kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể, sẽ đảm bảo tính hiệu quả.
tế -xã hội bao gồm những bước chủ yếu sau:
- Tập hợp tin ("quét tin") tức là việc thu thập một cách bao quát mang tính điểm tin, tìm đầu tin, lên danh mục các bài và hệ thống sơ bộ về tin có liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội. Công việc này tưởng như đơn giản, nhưng đòi hỏi tư duy kinh tế - xã hội và biết cách phong tỏa nguồn tin, gọi tin.
- Phân loại các tin gồm những bài báo, công trình khoa học đã công bố các tài liệu có nội dung khoa học gắn với kinh tế. Nhiệm vụ đặt ra ở đây là xác lập hệ tiêu chí nhất định để phân loại tư liệu, tài liệu, xếp đặt các tin. Công tác TTKH sẽ giúp các nhà nghiên cứu, những người sử dụng tin có được những kỹ thuật cần thiết để nắm thông tin cần thiết.
- Phân tích tin: Đây là một yêu cầu cao của thông tin nói chung và thông tin kinh tế nói riêng. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng làm thông tin, dù trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho sự phát triển kinh tế thì cuối cùng đều phải phân tích, thẩm định nội dung thông tin. Thí dụ, cuối năm 2006 trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ trong vòng 1 năm chỉ số VNIndex tăng lên 500 điểm (104%), từ 305,28 điểm (31/12/2005) lên 809,86 điểm (18/12/2006) 21). Người làm thông tin phải thẩm định con số đó có chính xác không? Phải có phương thức nhờ các chuyên gia thẩm định, sử dụng các tài liệu khác để so sánh, có thể trước hết là dựa vào tài liệu của Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Chỉ một con số đó cũng đã nói lên nhiều khía cạnh kinh tế: một thị trường vốn rất to lớn đã mở ra, các nhà đầu tư rất đa dạng và linh hoạt, có thể thu hút vốn đầu tư lớn; nền kinh tế đã năng động hẳn lên; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang có vấn đề (định giá thấp tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hóa) nên mới làm cho giá cả cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng vọt. Tuy nhiên, cuối năm 2007 thị trường chứng khoán bắt đầu có dấu hiệu giảm sút và năm 2008 rơi vào tình trang lao đao, có lúc chỉ số VNIndex xuống dưới 300 điểm, và năm 2009 đã có sự phục hồi trở lại nhưng rất yếu, đến đầu năm 2010 mới