MỘT SỐ KHÍA CẠNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 76 - 79)

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài dày 170 trang đánh

22) Xem: Hội tin học TP Hồ Chí Minh, Báo cáo toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam năm 2006.

2.1. MỘT SỐ KHÍA CẠNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Lịch sử ngành TTKH ở nước ta được hình thành khá sớm nếu so với tình hình chung của sự phát triển KH-CN.

Ngay từ năm 1972, Nghị quyết 89/CP ngày 4/5/1972 của Chính phủ về “Tăng cường công tác TTKH” đã đặt nền móng pháp lý cho hoạt động thông tin KH-CN. Cùng với một số văn bản pháp quy khác, Nghị quyết 89/CP đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc lần lượt hình thành một số các tổ chức thông tin KH-CN đầu ngành quan trọng như: Viện TTKH và Kỹ thuật Trung ương, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Thông tin và Thư viện Y học Trung ương, Viện TTKH thuộc Viện Khoa học Việt Nam, Viện Thông tin Cơ khí và Luyện kim v.v... và nhiều cơ quan thông tin khác sau này. Cả nước đã dần hình thành một mạng lưới các cơ quan thông tin KH-CN.

Chỉ thị số 95/CT ngày 04/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng "Về công tác thông tin KH-CN" là một văn bản quan trọng được ban hành 19 năm sau Nghị quyết 89/CP. Chỉ thị đã phân tích rõ những điểm mạnh, yếu của hệ thống thông tin KH-CN hình thành và phát triển trong thời kỳ bao cấp. Trên cơ sở đó đã quy định một cách thiết thực những nhiệm vụ của Hệ thống Thông tin KH-CN trong giai đoạn mới. Chỉ thị khẳng định, hoạt động của hệ thống thông tin KH-CN phải bám sát phục vụ công tác xây dựng và thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; phải gắn kết chặt chẽ hoạt động thông tin KH-CN với thông tin kinh tế - xã hội; đẩy mạnh công tác phổ biến tri thức KH-CN, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.

Nghị quyết số 49/CP ngày 4/8/1993 của Chính phủ về “Phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong thập niên 90 thế kỷ XX” đã khẳng định, phải có một môi trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới "xã hội thông tin" - một mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam.

Đặc biệt, Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai khóa VIII (năm 1996) về "Định hướng chiến lược phát triển KH-CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000" cũng đã xác định rõ định hướng chiến lược mới cho hoạt động thông tin KH-CN. Nghị quyết khẳng định phải đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức KH-CN ở cơ sở.

“- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ cập tri thức khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học xã hội và nhân văn nói chung, những hiểu biết thường thức về khoa học tự nhiên và công nghệ, bảo vệ môi trường trong nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc ít người, hình thành lối sống văn minh và sự lành mạnh của môi trường xã hội.

- Đẩy mạnh các hoạt động và dịch vụ thông tin KH-CN cho lãnh đạo và quản lý, nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin công nghệ.

- Phát triển và quản lý tốt mạng lưới thu thập, xử lý thông tin KH- CN nước ngoài”.

Giai đoạn từ năm 2000 đến nay đã có một bước tiến quan trọng đối với sự phát triển KH & CN Việt Nam nói chung và công tác thông tin KH & CN nói riêng, đó là sự ra đời của Luật Khoa học và Công nghệ của nước Cộng hoà XNCH Việt Nam, đã được Quốc hội thông qua và được Chủ tịch nước ký ban hành ngày 22/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/1/2001.

Luật Khoa học và Công nghệ đã mở ra một giai đoạn mới về chất của

khung khổ pháp lý đối với hoạt động TTKH. Với Luật này, lần đầu tiên hoạt động TTKH ở nước ta được điều hành bằng luật pháp.

Trong tổng số 59 điều của Luật Khoa học và Công nghệ, có nhiều điều quy định và điều tiết trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động thông tin ở Việt Nam. Chẳng hạn, "Điều 45 Thông tin KH-CN", quy định:"Chính phủ đầu tư xây dựng Hệ thống thông tin KH-CN Quốc gia hiện đại, đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực KH-CN ở trong nước và trên thế giới; ban hành quy chế quản lý thông tin KH-CN; hàng năm công bố danh mục và kết quả tổng hợp các nhiệm vụ KH-CN trong nước" (Trích Điều 45, Luật Khoa học và Công nghệ).

Đây là một bước tiến mới cực kỳ quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển về mặt pháp lý của hoạt động thông tin KH-CN ở nước ta. Nhà nước chính thức giao cho Chính phủ trách nhiệm đầu tư "Xây dựng Hệ thống Thông tin KH-CN Quốc gia hiện đại". Tổ chức và hoạt động của Hệ thống thông tin KH-CN Quốc gia cũng như quy chế quản lý hoạt động thông tin KH-CN đã được quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật (Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật KH-CN; Nghị định của Chính phủ về hoạt động thông tin KH-CN...).

Với chủ trương, chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực thông tin KH-CN, trên cơ sở pháp lý mà văn bản cao nhất là Luật KH-CN, hệ thống các cơ quan, tổ chức hoạt động thông tin KH-CN đã phát triển nhanh chóng về cơ cấu tổ chức và hoạt động.

Nếu như ở thập niên 70, ngành thông tin KH-CN mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai. Toàn ngành chỉ có 4 Trung tâm thông tin ngành, với biên chế mỗi Trung tâm khoảng 20 cán bộ, phần còn lại là một số các phòng và tổ thông tin tại các Viện Nghiên cứu và thiết kế, thì hiện nay, có thể nói một hệ thống khá đa dạng các tổ chức thông tin KH-CN đã hình thành.

Mạng lưới các cơ quan thông tin KH-CN mà đứng đầu là Trung tâm Thông tin KH-CN Quốc gia (thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ) cùng với đông đảo các cơ quan thông tin chuyên ngành được thành lập ở các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Quốc hội và một số Trung tâm Thông tin của một số Ban Đảng và Học viện.

Có thể chia ra các nhóm như sau:

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w