Chức năng hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 72)

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài dày 170 trang đánh

21) Theo TS Lê Văn Châu: Những vấn đề cần quan tâm đối với thị trường chứng khoán nước ta, Báo Nhân dân ngày 15/1/2007, tr 8.

1.3.8. Chức năng hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý

Nhu cầu kinh tế là động lực cho sự phát triển kinh tế. Mọi sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu, bao gồm: nhu cầu tiêu dùng, đời sống,

các sinh hoạt xã hội, nhu cầu sản xuất, nhu cầu sản xuất trực tiếp và nhu cầu sản xuất gián tiếp.

Nhu cầu kinh tế là vấn đề rất lớn từ kinh tế siêu vĩ mô cho đến kinh tế vi mô, doanh nghiệp và kinh tế nanô, là một phạm trù kinh tế trung tâm, xuất phát của các quan hệ kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường tự do cũng như kinh tế thị trường xã hội hay kinh tế kế hoạch, thậm chí kinh tế hoạt động tập trung đều lấy nhu cầu làm cơ sở xuất phát. Đương nhiên, phương pháp của các loại mô hình kinh tế là có sự khác nhau. Các mô hình kinh tế thị trường coi trọng tính toán bằng giá trị. Ở đây, giá trị là phương thức, công vụ xác định về lượng các nội dung kinh tế, mức độ thỏa mãn nhu cầu được đo lường bằng các chỉ tiêu giá trị và hiệu quả là lợi nhuận. Mô hình kinh tế kế hoạch lấy nhu cầu làm căn cứ xuất phát, nhưng các nước XHCN theo mô hình kế hoạch hóa tập trung truyền thống lại nặng về chỉ tiêu nhu cầu hiện vật, tức là xác định nhu cầu bằng số lượng hiện vật rồi mới tính giá trị mang tính quy ước là chính. Phương pháp quy ước này trong một chừng mực nhất định có tính hợp lý của nó nhưng không thể là phương pháp phổ biến, bởi đó là phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu nên thường không sát thực tế. Phương pháp xác định nhu cầu bằng đại lượng giá trị của cầu là phương pháp kinh tế thị trường và hợp lý hơn.

TTKH đóng vai trò tích cực xác định các tham số của nhu cầu kinh tế. Ví dụ, để xác định đầu tư và sản xuất cà phê, một thế mạnh kinh tế của nước ta, mà tập trung chủ yếu ở những vùng đất bazan. Như vậy, phải có những thông tin cần thiết về lịch sử nhu cầu tiêu dùng cà phê, khả năng sản xuất của thế giới, tính chu kỳ lên xuống của giá cà phê, xác định khả năng đỉnh giá cao và điểm giá thấp nhất vào thời điểm nào v.v.... Có như vậy mới tránh được tình trạng lúc cà phê được giá thì người ta đổ xô trồng cà phê, nhưng lúc cà phê xuống giá thì người trồng cà phê lại chặt bỏ đi để chuyển sang trồng thứ khác.

Định hướng sự phát triển kinh tế là do nghiên cứu được tổng thể của sự phát triển, là việc nắm vững được đầy đủ các yếu tố có liên quan và cuối cùng là xác định được nhu cầu kinh tế. Song cũng phải thấy rằng, do

nắm được các tham số của sự phát triển, có các thông tin đầy đủ làm căn cứ định hướng mới cho tiêu dùng, tạo ra nhu cầu mới. Đó là hướng chủ động nhất của hoạt động kinh tế. Các hãng, các công ty làm ăn thành công, ví như hãng máy tính Microsoft của Bill Gates phát triển rất nhanh, với tài sản cá nhân của ông ta khoảng 50-60 tỷ USD, được coi là một người giàu nhất thế giới. Sở dĩ Bill Gates và cộng sự thành công, là vì nắm được xu hướng phát triển của kinh tế thế giới với đặc trưng quan trọng là thông tin. Và do đó việc sản xuất ra các loại máy tính định hướng được tiêu dùng, dẫn dắt người tiêu dùng, tức là tạo ra nhu cầu nội sinh, nhu cầu do chính sản xuất sinh ra. Hàn Quốc là một mẫu hình thành công trong nắm bắt nhu cầu thông tin và tìm ra được chiến lược phát triển công nghệ thông tin. Mặc dù đi sau hàng chục năm so với nước Mỹ và Tây Âu về phát triển công nghệ thông tin, nhưng từ năm 60-70 của thế kỷ XX, quốc gia này đã mạnh dạn đầu tư phát triển công nghệ thông tin. Cho đến nay, Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia hùng mạnh về công nghệ thông tin. Năm 2004, GDP của Hàn Quốc đạt 680 tỷ USD, đứng thứ 10 thế giới, trong đó công nghệ thông tin chiếm 14,5% GDP, xuất khẩu chiếm 29,2% tức 78 tỷ USD trong tổng số 2.500 USD, chiếm vị trí cao trong số các nước OECD 22). Trong khi đó GDP của Việt Nam năm 2009 mới đạt được hơn 91 tỷ USD.

TTKH kích thích tiêu dùng là một hướng tạo ra sức mạnh kinh tế. TTKH định hướng nhu cầu không phải chỉ là tạo ra sản phẩm mới để thỏa mãn nhu cầu mà còn chủ động hơn ở việc hình thành tư duy tiêu dùng, triết lý tiêu dùng. Triết lý tiêu dùng của thời đại ngày nay khác với thời đại công nghệ. Trong tương lai, tiêu dùng cũng sẽ khác nhiều, vì đến một lúc nào đó, tiêu dùng phải vừa là kết quả, vừa là điều kiện của kinh tế tri thức, kinh tế thông tin. Phương thức tiêu dùng sản phẩm theo khuynh hướng giảm giá trị vật chất và tăng giá trị tinh thần, giảm tiêu hao khối lượng vật chất và những tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái. Thí dụ, nên tăng các phương tiện vận tải công cộng với tính năng tối ưu hạn chế chất

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w