- Nhóm các cơ quan thông tin của địa phương
46) Văn kiện Đại hội X,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.76.
3.5. THÔNG TIN KHOA HỌC VỀ HỆ TƯ TƯỞNG KINH TẾ
một nội dung quan trọng tạo nền tảng tư duy và lý luận khoa học, tạo tiền đề cho định hướng phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay.
Trong thời kỳ trước đổi mới, hệ tư tưởng kinh tế mácxit gần như chiếm vị trí thống trị tuyệt đối trong xã hội Việt Nam. Đó là hệ tư tưởng kinh tế theo tư tưởng cộng sản, XHCN. Nội dung cơ bản của nó là xây dựng nhanh chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể, trong đó, hình thức cao là sở hữu toàn dân; phương pháp quản lý là kế hoạch hóa kinh tế quốc dân một cách thống nhất, tập trung; phân phối tư liệu tiêu dùng theo lao động và kết hợp với phân phối tăng dần phúc lợi xã hội. Nhược điểm lớn của hệ tư tưởng này là chủ trương thủ tiêu quá sớm kinh tế tư nhân các loại, đặc biệt là kinh tế tư nhân vừa và nhỏ, đồng thời xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất vượt trước trình độ lực lượng sản xuất, không sử dụng đúng đắn quan hệ thị trường, quan hệ hàng hóa - tiền tệ, không chú ý đúng mức khuyến khích lợi ích cá nhân mà nặng về phân phối bình quân, quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, quan hệ xin cho và xây dựng một cơ cấu kinh tế khép kín (yêu cầu tự chủ về kinh tế mà không tính đến quan hệ thị trường thế giới, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách không hợp lý, không coi trọng đúng mức vai trò của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, cơ cấu kinh tế ngành và vùng không hợp lý, v.v...).
Tuy nhiên, sai lầm bao quát là tư duy kinh tế tập trung phi thị trường đầy tai hại. Nó có một số điểm tích cực, nhưng chỉ phù hợp với điều kiện thời chiến.
Hệ tư tưởng kinh tế như vậy đã được đổi mới nhờ tư duy kinh tế mới sau Đại hội Đảng lần thứ VI. Đã có những thay đổi như: có tư duy biện chứng cao hơn về CNXH và nền kinh tế quá độ lên CNXH, nhận thức lại mục tiêu, bản chất của CNXH, con đường đi lên CNXH, mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (xây dựng quan hệ sản xuất mới phải trên cơ sở sự phát triển hiện thực của lực lượng sản xuất, tức quan hệ sản xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX chứ không phải duy trì QHSX lạc hậu, kìm hãm hoặc để QHSX
vượt trước LLSX (cũng là kìm hãm)); nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tính chất XHCN được biểu hiện ở hiệu quả kinh tế chung của xã hội, của đất nước, gắn lợi ích quốc gia với lợi ích của tập thể, với lợi ích của các chủ thể, các cá nhân mácxit để mọi thành phần, mọi cá nhân tham gia đều có lợi, đảm bảo kinh tế phát triển, cải thiện được đời sống mọi người, tức là "xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" 48). Một nội dung rất cơ bản của tư duy kinh tế mới mang tính mácxit là vận dụng quy luật thị trường vào phát triển kinh tế, tức là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tư duy này được hình thành từ Đại hội VII của Đảng, được bổ sung và hoàn thiện ở Đại hội VIII rồi được đúc kết ở Đại hội IX và được khẳng định lại ở Đại hội X.
Tư duy kinh tế theo tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một giải pháp mang ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, có tính ý thức hệ trong tư duy kinh tế đối với sự phát triển ở nước ta hiện nay.
Hiểu bản chất các luận điểm, nguyên lý trong tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh là vấn đề không dễ. TTKH đang đứng trước một thách thức là nhiều khi, bằng cách này hay cách khác, người ta chỉ nhấn mạnh đến tính tư tưởng, ý thức hệ chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà xem nhẹ hoặc hiểu sai những kết luận mà các ông đã nêu, trong khi thực chất tư tưởng khoa học của họ ngày nay vẫn còn đúng đắn, có ý nghĩa dẫn dắt tư duy về phát triển trên phạm vi toàn cầu. Ngay cả một số cán bộ khoa học cũng chưa tin vào luận điểm của C. Mác về sự phủ định của phương thức sản xuất TBCN bằng phương thức sản xuất XHCN. Thực tế là quá trình phủ định này diễn ra rất quanh co, phức tạp, nhưng đã và đang có quá trình đó, nó cũng đang thành công - tuy còn rất hạn chế - ở nhiều nơi trên thế giới. Luận điểm của V.I. Lênin về chủ nghĩa đế quốc, rằng đó là "CNTB giãy chết", xét về mặt khoa học và thực tế vẫn đúng. Ngay cả các nhà tư tưởng tư sản cũng phải đưa ra những khái niệm như xã hội hậu công nghiệp, xã hội thông tin và thậm chí gần đây