- Nhóm các cơ quan thông tin của địa phương
27) Đỗ Nguyên Phương Phát triển thị trường KH-C Nở Việt Nam, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 3/2004, tr 7.
THỜI KỲ ĐỔI MỚ
Vai trò của TTKH được thể hiện trong việc tạo ra sự đồng thuận của tất cả các tầng lớp quần chúng nhân dân trong suốt quá trình đổi mới, cải cách. Đây là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Nó chính là yếu tố đem lại sự ổn định về chính trị xã hội trong suốt hơn 20 năm qua, và sự ổn định chính trị xã hội này, đến lượt nó, lại tạo đà cho kinh tế phát triển.
Lịch sử thế giới đương đại cho thấy, có rất nhiều các bài học kinh nghiệm quý báu về vai trò của đồng thuận xã hội trong cải cách. Trong phe XHCN trước đây, có không ít những cải cách mà điển hình nhất là cải tổ của Liên Xô, đã dẫn đến sụp đổ chế độ. Rất nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho hiện tượng đó, nhưng không thể phủ nhận một nguyên nhân là cuộc cải tổ đó không trật tự, không có tính đồng thuận cao trong lãnh đạo và trong xã hội. Bất kỳ một cuộc cải cách kinh tế xã hội nào cũng đòi hỏi có trật tự, có sự đồng thuận trong suốt quá trình đổi mới. Có như vậy mới giữ vững được ổn định chính trị-xã hội. Bởi vậy, có thể nói, sự trật tự trong suốt hơn 20 năm cải cách, đổi mới của Việt Nam là một thành công. Có nhiều nguyên nhân tạo ra sự thành công đó, nhưng trước tiên phải nói đến sự đồng thuận “đồng tâm hiệp lực” của toàn xã hội Việt Nam khi tiến hành cải cách và đổi mới (từ nông dân hợp tác xã, công nhân, đến công chức trí thức và các tầng lớp khác). Những người dân bình thường cũng thực sự thấy nhu cầu đổi mới là cấp bách, đã quyết tâm ủng hộ "cởi trói", từ bỏ mô hình kinh tế xã hội tập trung quan liêu, bao cấp. Trong giai đoạn đầu, chỉ là sự đồng thuận "ngầm" nhưng đã tạo nên những lực lượng xã hội thực sự, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách. Nhờ vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục, công tác tư tưởng, là một nguyên nhân góp phần tạo ra sự ổn định xã hội, chính trị nói riêng và sự đồng thuận của toàn xã hội nói chung để đổi mới có trật tự trong suốt thời gian qua. Hơn nữa trong quá trình diễn tiến sự đồng thuận vẫn được duy trì và cải tiến về nội dung. Trong suốt hơn 20 năm đổi mới vừa qua có rất nhiều chính sách được ban hành, những TTKH được thể hiện trong các loại hình
thông tin đã đăng tải giúp người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng nhận rõ tư tưởng của đổi mới, thấy được những bước đi, những chính sách, luật pháp của chính phủ, nhà nước ban hành là cần thiết, hợp lý, là có lợi cho họ. Vì vậy, họ ủng hộ. Cho đến nay, có thể nói ưu thế của TTKH ngày càng đóng vai trò tích cực. Truyền thông đang thúc đẩy việc dân chủ hóa, xã hội hóa đối với các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, và thông qua thông tin, mọi công dân được tham gia vào những công việc trọng đại của quốc gia. Truyền thông ngày nay thực sự là nhu cầu, là phương tiện của cuộc sống. Dân chủ và tự do cũng là mục tiêu mà thông tin hướng đến, là diễn đàn của dân và vì dân, diễn đàn của doanh nghiệp và vì doanh nghiệp. Vì thế TTKH vừa là nội dung, vừa là yêu cầu để các cơ quan truyền thông, báo chí thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.