- Nhóm các cơ quan thông tin của địa phương
32) Phụ san Báo Thanh tra cuối tháng số 4 (139), năm 2006, tr.5.
và xử lý nhiều vụ tham nhũng, giảm thiểu cho nhà nước những thiệt hại đáng kể về kinh tế.
Những thông tin mang tính thời sự, bám sát cuộc sống trên các phương tiện thông tin đại chúng đã công khai và thẳng thắn phê phán mạnh mẽ những tập thể và cá nhân vi phạm pháp luật, những kẻ tham nhũng, những kẻ "xài sang", làm giàu bất lương; khơi dậy một không khí phê bình công khai, thẳng thắn và dân chủ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) - khóa VIII.
Trên cơ sở mô tả, phân tích từng trường hợp, những thông tin đó đã trở thành nguồn cứ liệu ban đầu để các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, thanh tra, điều tra và xử lý nhiều vụ tham nhũng.
Theo kết quả điều tra của Hội đồng Châu Âu (EC) cho thấy khoảng 2/3 số các vụ tham nhũng là do báo chí phát hiện ra. Ở nước ta, trong lần gặp gỡ báo chí cuối năm 2005, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói: "Hơn 90% các vụ tiêu cực, tham nhũng được đưa ra trước pháp luật đều do báo chí và nhân dân phát hiện ra, thông qua báo chí mới được làm rõ"33). Thực tế, trong những năm gần đây nhiều thông tin trên báo chí đã góp phần phanh phui nhiều vụ tham nhũng, thu lại cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Ví dụ: Vụ Mai Văn Huy, Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp đã làm trái, buôn lậu, đưa hối lộ hàng chục tỷ đồng và trực tiếp tham ô gần 2 tỷ đồng; Vụ Lã Thị Kinh Oanh, Công ty Tiếp thị Đầu tư Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) gây thất thoát, tham ô, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng; Vụ bê bối kinh tế tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam: Vũ Thị Kim Ngân và Nguyễn Lâm Thái móc nối với một số cán bộ VNPT nâng giá in danh bạ điện thoại và lắp đặt quảng cáo, phù điêu, camera... cao gấp nhiều lần thực tế để rút ruột gần 40 tỷ đồng chia nhau 34); Vụ Minh Phụng EPCO: cán bộ ngân hàng thông đồng với cán bộ doanh nghiệp làm thất thoát trên 5.000 tỷ đồng; Vụ Trương Văn Cam: Y và đồng bọn đã dành hàng tỷ đồng mua