- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài dày 170 trang đánh
16) Xem: B Meljansev Cuộc cách mạng thông tin của nền kinh tế mới; R Svulev Sự biến đổi của nền kinh tế công nghiệp, vấn đề đo lường kinh tế T/c: “Kinh tế thế giới và
biến đổi của nền kinh tế công nghiệp, vấn đề đo lường kinh tế. T/c: “Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế”(tiếng Nga), số 2/2001.
17) A. Movsesian - Dẫn theo I. Shiscov. Chủ nghĩa tự do quá khứ, hiện tại và tương lai, T/c:“Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế" (tiếng Nga), số 11/2004. c:“Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế" (tiếng Nga), số 11/2004.
18) I. Shiscov. Chủ nghĩa tự do quá khứ, hiện tại và tương lai, T/c: "Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế" (tiếng Nga), số 11/2004. các quan hệ quốc tế" (tiếng Nga), số 11/2004.
xúc, liên hệ kinh tế từ các cấp độ thấp nhất, nhỏ hẹp nhất đến cấp độ cao nhất đều mang bản chất thông tin. Nội hàm thông tin ở đây được hiểu là sự trao đổi qua lại giữa hai hoặc nhiều đơn vị, bộ phận kinh tế với nhau. Thí dụ, trong một gia đình nông dân, mọi quan hệ nội bộ trong gia đình là quan hệ kinh tế có tính khép kín, là những hành vi hợp tác với nhau giữa các thành viên trong gia đình. Trong đó, có vai trò điều khiển của người chủ đơn vị kinh tế gia đình, đồng thời có quan hệ hưởng ứng (chịu sự chỉ huy, phân công) của các thành viên hoặc một thành viên tự sắp xếp công việc của mình từ đầu đến cuối. Đó là quan hệ thông tin kinh tế cục bộ nhỏ nhất. Theo cách gọi của một số nhà nghiên cứu hiện nay, gọi hành vi kinh tế của cá nhân như vậy là kinh tế nanô. Về thực chất, đó là những quan hệ trao đổi hoạt động giữa các thành viên trong đơn vị kinh tế cấp nhỏ nhất. Quan hệ kinh tế vi mô là toàn bộ những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như giá cả, khối lượng nguồn lực mà doanh nghiệp thu được và phân bổ, tức là các quan hệ kinh tế chi phối mang tính tuyến tính. Như vậy, quan hệ thông tin kinh tế ở đây là thông tin theo tuyến tính, ví như sự biến động giá cả thị trường làm cho các cấp, các ngành, các khu vực và toàn bộ nền kinh tế cũng như kinh tế thế giới phải điều chỉnh giá cả thay đổi. Còn như quan hệ giữa các chủ thể với nhau trong khu vực, chẳng hạn như trong một địa phương cấp tỉnh, đấy là quan hệ thông tin hỗn hợp. Đó là mối liên hệ (thông tin) giữa các ngành, các doanh nghiệp trong vùng tạo thành một liên kết kinh tế khu vực, đó là quan hệ thông tin kinh tế tổng hòa khu vực, liên hệ ngang (phi tuyến tính). Trên thực tế quan hệ kinh tế đồng thời diễn ra trên phạm vi chiều ngang và chiều dọc ở cấp vĩ mô, tức là nền kinh tế mỗi nước. Xét trên bình diện thế giới là nền kinh tế siêu vĩ mô, kinh tế toàn cầu. Mối liên hệ kinh tế luôn là liên hệ kinh tế toàn cầu, quan hệ thông tin toàn cầu, có thể ảnh hưởng nhiều ít, trực tiếp hay gián tiếp với kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế vùng, kinh tế mini (kinh tế doanh nghiệp), kinh tế nanô.
Như vậy, bản chất của các quan hệ kinh tế cũng là một quan hệ thông tin đặc biệt, đó là sự trao đổi, phối hợp, phân phối lợi ích giữa các
cá nhân hay tập thể trên những bình diện và các cấp độ khác nhau, cũng là những quan hệ lợi ích. Thông tin nằm trong bản chất của các hành vi kinh tế, nó như là tế bào máu thịt của mọi quan hệ kinh tế, trong mua và bán, trong quan hệ giữa các doanh nghiệp cũng như nội bộ với nhau, trong quan hệ thị trường v.v...
Một số nhà khoa học đã đưa ra khái niệm nền kinh tế thông tin, có thể kể tên họ như: Manschk (1898 - 1977), các nhà kinh tế được giải thưởng Nôben như: G. Stigler, J. Stigletz, G. Akerfof, A. Spens và nhiều người khác nữa. Họ có những luận chứng cho rằng: xã hội hiện đại dựa vào nền kinh tế thông tin, trên cơ sở đó mà hình thành nên xã hội thông tin. Nền kinh tế thông tin được hiểu theo nghĩa: nền kinh tế này dựa vào thông tin làm nền tảng, yếu tố thông tin đóng vai trò tiên phong của sự phát triển nói chung và trước hết là KH - CN, đóng vai trò chính trong đời sống kinh tế - xã hội, giá trị do khu vực thông tin tạo ra chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, công nghệ thông tin và các ảnh hưởng dây chuyền của nó có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội và nền kinh tế, sản phẩm thông tin là sản phẩm tiêu biểu của nền kinh tế, hay nói cách khác thì sắc màu thông tin đã bao phủ lên nền kinh tế và đời sống xã hội.
Đi xa hơn nữa, nhiều nhà khoa học đã sử dụng khái niệm thời đại thông tin với ý nghĩa là thông tin có vai trò quan trọng mang tính tự nhiên và máu thịt trong đời sống xã hội, với sự lan toả của thông tin dưới nhiều hình thức. Cũng tương tự như vậy, một số nhà xã hội học đã sử dụng phạm trù xã hội thông tin, coi xã hội đó như một giai đoạn phát triển của thời kỳ hậu công nghiệp (A. Toffler).
Trong khi một số ít dự báo khẳng định cuộc cách mạng thông tin đã chấm dứt, thì nói chung nhiều nhà nghiên cứu lại chứng minh tiềm năng to lớn của cuộc cách mạng thông tin và nó đang phát huy mạnh mẽ (A. Eliacov).
Điều này cũng đòi hỏi tư duy kinh tế phải tương đồng với thông tin, TTKH và với các dự báo khoa học. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng chính cuộc cách mạng thông tin đòi hỏi phải có tư duy khoa học mới, rằng tư duy khoa học không theo kịp với TTKH. Thí dụ, cách đây gần 50 năm nhà khoa học S. Lem đã dự báo, có nguy cơ khoa học - kỹ thuật bị tụt hậu. Những dự báo về cải tiến mạnh mẽ chế tạo động cơ và năng lượng nhưng thực tế thì không có sự tiến triển đáng kể. Từ đầu những năm 1960 đã có các dự báo: cuối những năm 1960 nhân loại sẽ chế tạo ra động cơ tên lửa i-ôn và nguyên tử, đến đầu những năm 1990 sẽ có những thí nghiệm động cơ quang tử. Nhưng hiện nay, tốc độ máy bay và sự an toàn cũng không cao, nhiên liệu dầu mỏ vẫn là chủ yếu. Nguyên nhân là do không chấp nhận sự cảnh báo của TTKH, không kết hợp được với tư duy kinh tế. Có ý kiến khá xác đáng rằng, phải lập một môn khoa học mới nghiên cứu về thông tin theo nghĩa rộng nhất, nó chỉ rõ bản chất của thông tin, các quy luật ảnh hưởng và tác động của nó đối với xã hội và áp dụng vào kinh tế - xã hội. Do đó, cần có mô hình tư duy thông tin có tính toàn cầu, trao đổi giữa tất cả mọi nhà khoa học các ngành, các lĩnh vực. Vì vậy, tư duy kinh tế phải dựa trên mô hình tư duy thông tin. Có như vậy, mới có cơ sở khoa học chung để đưa ra các hướng phát triển có hiệu quả.
Có ý kiến đánh giá rằng, một lý do khiến cho kinh tế Liên Xô bị tụt hậu là do không phát triển đáng kể hệ thống thông tin dân chủ, các bộ phận cấu thành của nó là điều khiển học kỹ thuật, điều khiển học sinh học, điều khiển học kinh tế, tư duy chính trị - xã hội v.v... không theo kịp sự phát triển chung của thế giới.
Ở đây, cần lưu ý tính khách quan của khoa học và TTKH, như P.Sorokin đã từng nói, rằng khoa học phải không được quỵ lụy và luồn cúi bất kỳ ai 19). TTKH phải như là một phân hệ của khoa học nói chung để tác động khách quan vào việc nhân đạo hóa kinh tế. Ở đây cần lưu ý rằng, khoa học kinh tế có phương pháp lựa chọn tối đa lợi ích cho việc giải quyết những vấn đề đặt ra trước mắt nó, song chúng ta không thể không chú ý đến một đặc điểm là khoa học kinh tế cũng như TTKH thuộc lĩnh
19) Xem: P. Sorokin. Lịch sử không chờ đợi, nó đưa ra tối hậu thư, T/c: "Khoa học và đời sống”(tiếng Nga), số 10/1989. sống”(tiếng Nga), số 10/1989.
vực tri thức, do đó, chúng phải xuất phát từ bản chất của con người, lối suy nghĩ và học vấn của con người. Tính khách quan của TTKH càng cao thì hiệu quả nhân văn của kinh tế - xã hội càng lớn.
Tóm lại, bản chất của thông tin là thông tin về con người xã hội, con người là trung tâm của thông tin, dù thông tin đó nói về hành tinh xa xôi hay các vấn đề cụ thể của đời sống thường nhật của chúng ta. Do phân loại học về thông tin nên mới có khái niệm thông tin xã hội, trường hợp này coi các vấn đề xã hội là đối tượng của thông tin. Mục tiêu cuối cùng vẫn là con người nên thông tin xã hội là nội dung chính của thông tin, mọi hình thức thông tin khác về thực chất là phục vụ cho thông tin xã hội và nối dài cánh tay của thông tin xã hội.
Những điều vừa nói trên đây cũng đặt ra cho chúng ta suy nghĩ về tính lan toả và ảnh hưởng nhiều mặt của thông tin và do đó phải suy nghĩ nhiều đến vấn đề dân chủ trong thông tin và sử dụng thông tin vì con người, vì lợi ích xã hội.
1.1.2. Khái niệm TTKH và đặc trưng của TTKH
Từ khái niệm thông tin lại sinh ra những khái niệm mang tính phái sinh khác như thông tin học, TTKH, TTKH - công nghệ, TTKH xã hội, TTKH kinh tế v.v.... Tức là phân tách ra thành các thông tin chuyên ngành và thậm chí chuyên biệt hơn nữa.
Thông tin học là một khoa học nghiên cứu về thông tin 20). Ngay từ những năm 1960 ở Mỹ cũng đã đưa ra quan điểm như vậy. Thông tin học là khoa học nghiên cứu về lý luận, về công cụ, cách thức xử lý thông tin, lưu trữ và khai thác thông tin, xét về mặt nghiệp vụ - kỹ thuật thông tin.
TTKH là một khái niệm đề cập đến thông tin ở bình diện nội dung của thông tin, là góc độ xem xét tính khoa học của thông tin, tức là nghiên cứu nội dung thông tin (xử lý nội dung của tin, xác định rõ bản chất của tin, lưu chuyển các giá trị khoa học của tin). Như vậy không thể nói rằng,