TTKH đóng vai trò cầu nối giữa khoa học với thực tiễn kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 63)

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài dày 170 trang đánh

21) Theo TS Lê Văn Châu: Những vấn đề cần quan tâm đối với thị trường chứng khoán nước ta, Báo Nhân dân ngày 15/1/2007, tr 8.

1.2.7. TTKH đóng vai trò cầu nối giữa khoa học với thực tiễn kinh tế xã hộ

kinh tế - xã hội

Có thể nói, mối quan hệ biện chứng giữa khoa học với thực tiễn kinh tế là thông qua các hoạt động TTKH. Nghiên cứu khoa học là lĩnh vực sáng tạo, là lĩnh vực nghiên cứu và phát minh, dù đó là khoa học kinh tế hay khoa học công nghệ, khoa học cơ bản hay khoa học triển khai, ứng dụng, khoa học xã hội hay là khoa học tự nhiên v.v... Thực tiễn kinh tế là sự vận động của nền kinh tế, là các quan hệ kinh tế giữa các cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa tập thể với xã hội, giữa thành phần này với thành phần kia. Thực tiễn kinh tế là các quan hệ kinh tế trong hiện thực.

Đời sống kinh tế là toàn bộ hoạt động vật chất của con người, bao gồm các quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất. Đó là thực tiễn kinh tế. Do vậy giữa khoa học và thực tiễn kinh tế có sự khác biệt, nhưng lại quan hệ mật thiết với nhau do nhu cầu khách quan của thực tiễn kinh tế và do cả mục đích tự thân của khoa học. Bản thân các hoạt động kinh tế ngày càng cần có sự dẫn dắt bởi lý thuyết, bởi khoa học. Hoạt động sản xuất của con người lúc đầu còn ở trạng thái tự nhiên, mang tính bản năng, song cùng với sự tiến hóa của kinh tế, của bản thân người lao động, con người lao động bản năng dần dần trở thành nguồn lao động tự giác, nhận thức được những phát triển, vận động kinh tế khách quan. Sự phát triển kinh tế và chủ thể của sự phát triển kinh tế là người lao động thông qua mối liên hệ đặc biệt là TTKH. Chính thông tin là cầu nối giữa khoa học với thực tiễn. Đó là mối quan hệ hai chiều tác động qua lại lẫn nhau. Khi ngành chuyên môn là TTKH chưa ra đời và hoạt động độc lập thì cũng đã có mối liên hệ giữa khoa học với thực tiễn kinh tế. Đó là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ khách quan của các quá trình kinh tế, mối liên hệ tự thân vốn có của nó.

Nhưng với sự trợ giúp của TTKH thì thực tiễn kinh tế càng trở nên tự giác hơn, khoa học dẫn đường cho thực tiễn. Ngược lại có từ thực tiễn, thông qua TTKH để tổng kết và làm cho khoa học kinh tế phát triển hơn, bổ sung thêm những kết luận mới.

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w