TTKH góp phần hình thành tư duy kinh tế một cách khoa học

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 47 - 51)

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài dày 170 trang đánh

21) Theo TS Lê Văn Châu: Những vấn đề cần quan tâm đối với thị trường chứng khoán nước ta, Báo Nhân dân ngày 15/1/2007, tr 8.

1.2.2. TTKH góp phần hình thành tư duy kinh tế một cách khoa học

Tư duy kinh tế là hình thức phát triển cao của hoạt động sáng tạo, hoạt động kinh tế của con người. Đó là hình thức của nhận thức nhưng được áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Tư duy kinh tế bao gồm từ khâu giản đơn là nhận thức một số khái niệm đơn giản về lợi ích của những hoạt động trực tiếp cho đến hình thức cao là nắm được tính quy luật, quy luật của sự vận động kinh tế, hiểu biết được hiện tượng và bản chất của các quá trình kinh tế, dự báo xu hướng vận động, đề ra các chương trình kế hoạch cho hoạt động kinh tế.

Tư duy kinh tế được hình thành từ thấp đến cao, từ những khái niệm đơn giản đến hệ thống phạm trù, quy luật phức tạp của kinh tế. Trên phương diện nhận thức, có thể chia ra hai con đường: con đường thứ nhất, nhận thức tự phát, qua kinh nghiệm rồi đến nhận thức khoa học; con đường thứ hai là nhận thức tự giác, thông qua con đường được đào tạo, được cập nhật kiến thức một cách chủ động để nắm tri thức. TTKH có vai trò hình thành tư duy kinh tế cho con người là bằng con đường nhận thức tự giác. Có thể một người nào đó, trẻ tuổi, chẳng hạn như sinh viên, nhờ qua nhà trường và các phương tiện TTKH, có thể nắm được kiến thức nhất định mà nhân loại đã tích lũy, nhiều hơn rất nhiều so với một người tự học, mò mẫm qua kinh nghiệm.

Các bước, các trình độ hình thành tư duy kinh tế là: tư duy triết học, tư duy xã hội, tư duy kinh tế chính trị, tư duy kinh tế ứng dụng, tư duy

nhân văn. Tư duy nhân văn kinh tế là làm kinh tế cho ai, vì ai. Một số nhà tài phiệt kinh tế, giàu có mặc dù trong kinh doanh thì rất nghiệt ngã, nhưng về mặt xã hội thì lại là những nhà từ thiện lớn. Họ làm giàu rồi dành phần lớn tài sản cá nhân để phục vụ cho mục đích từ thiện. Chẳng hạn như Bill Gates ở Mỹ, một số doanh nhân Việt Nam hiện nay cũng đã và đang có ý thức đó. Trình độ cao hơn của tư duy nhân văn kinh tế là: mục đích hoạt động kinh tế của cá nhân không mâu thuẫn với lợi ích của tập thể, của cộng đồng, của xã hội cả trước mắt và lâu dài, hoạt động kinh tế của cá nhân còn nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. Vì thế, nhân đạo hóa kinh tế là một nội dung của tư duy kinh tế hiện đại.

Tư duy kinh tế được hình thành thông qua các thứ bậc khác nhau

- Tư duy triết học: tức là cách nhìn nhận thế giới, là phương pháp biện chứng trong quan niệm về phát triển và phương pháp duy vật lịch sử trong xem xét xã hội loài người. Khi vận dụng vào phát triển kinh tế, nó tạo ra nền tảng tư duy ban đầu, từ cách nhìn nhận tổng quát cho đến triết lý hành động trong hoạt động kinh tế. Bất cứ một hoạt động kinh tế nào cũng là hiện tượng xã hội, là chọn lựa giải pháp lợi ích về kết hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội sao cho hiệu quả. Tư duy triết học chỉ mới tạo ra định hướng lợi ích, cách nhìn nhân sinh cho hành vi của mình.

- Tư duy triết học xã hội là tư duy về sử dụng lực lượng xã hội để mưu lợi ích kinh tế. Bất cứ cá thể hay tập thể nào cũng đều có một tư duy triết học xã hội là hình thức cụ thể hơn của tư duy triết học biện chứng và lịch sử đối với phát triển kinh tế.

- Tư duy kinh tế chính trị: hình thành sự nhận thức tổng quát về phát triển kinh tế, tương tác giữa chế độ kinh tế với chế độ sở hữu, mối quan hệ giữa các yếu tố hạ tầng kinh tế với thượng tầng kiến trúc, nghiên cứu chế độ phân phối lợi ích, tính quy luật chung sự vận động của nền kinh tế v.v....

- Tư duy kinh tế ứng dụng: tư duy có được từ các hình thức và trình độ tư duy ở trên tích hợp lại. Có thể thông qua con đường tự phát, tự nhận

thức. Trường hợp "Thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy, một người vốn xuất thân từ nông dân chuyển qua làm xây dựng, tự sáng tạo ra phương pháp di dời công trình kiến trúc nhỏ từ vị trí này sang vị trí khác mà vẫn nguyên dạng. Đó là nhờ quan sát, đúc kết dân gian. Dân gian đã từng gánh nhà (gỗ, tre), di chuyển đồ vật nặng bằng thủ công (kéo pháo ở mặt trận Điện Biên Phủ cũng là một ví dụ). Qua tích lũy dần dần, tư duy của ông Nguyễn Cẩm Luỹ chuyển hóa thành tư duy hệ thống. Ngược lại, nói chung là ở các nền kinh tế và khoa học phát triển thì tư duy kinh tế được hình thành theo trình tự từ tư duy cơ bản đến tư duy ứng dụng, từ nhận thức trừu tượng đến nhận thức cụ thể. Và đương nhiên là có quá trình ngược lại, giống như trường hợp ông Nguyễn Cẩm Lũy, cuối cùng ông cũng phải dựa vào tính toán kỹ thuật: lực đẩy và kéo, bàn trượt v.v..., phải viện đến hoa khọc hay tư duy khoa học, nhưng diễn ra một cách tự phát và trải qua giai đoạn kinh nghiệm chủ nghĩa. “Thần đèn” phía Bắc là ông Đỗ Quốc Khánh đi sau “Thần đèn” phía Nam Nguyễn Cẩm Luỹ nhưng lại dựa trước hết vào khoa học, vào nguyên lý thuỷ động lực để tính toán một cách căn cơ khoa học việc di chuyển vật nặng (toà nhà) sẽ chắc chắn thành công hơn. Điều này nói lên vai trò của tính khoa học tự giác, với sự tiền phong mách bảo của thông tin thực tiễn.

Tư duy kinh tế phải đạt đến trình độ nhận thức lý luận và áp dụng vào trong hoạt động thực tiễn. Một đất nước muốn phát triển, muốn có một nền kinh tế phát triển, tất yếu phải dựa vào một tư duy kinh tế mạnh. Tư duy đó thường do một cá nhân hay một nhóm nhỏ đề xướng, sáng tạo nên và được phổ cập, nhân rộng trong cộng đồng xã hội. Và để có được tư duy kinh tế mạnh, chắc chắn, không thể phủ nhận vai trò của TTKH. Cuối những năm 1980, chúng ta đã hình thành hệ quan điểm tư duy kinh tế XHCN mới, trong đó có quan niệm về quan hệ kinh tế thế giới, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới. Nhờ những thông tin về cải cách kinh tế của Trung Quốc, của các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Xingapo, Thái Lan, Malaixia hay khu vực phát triển kinh tế mới như: Đài Loan, Hồng Kông của Trung Quốc, chúng ta đã đẩy lùi được tư

tưởng lo ngại, bảo thủ. Từ đó chúng ta mạnh dạn mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh các quan hệ kinh tế đa nguyên.

Như vậy, TTKH bao gồm có thông tin kinh tế, là một nhân tố trực tiếp của lực lượng sản xuất hiện đại. TTKH không còn là kết quả thụ động của nghiên cứu khoa học mà đã trở thành yếu tố tiên phong của khoa học với vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp.

Vai trò của khoa học tự nhiên và công nghệ thường dễ được thừa nhận, vì kết quả áp dụng được định lượng ngay sau nghiên cứu triển khai, được luận chứng hiệu quả kinh tế. Còn trong khoa học xã hội và nhân văn thì nhiều khi không luận chứng được một cách định lượng các hiệu quả kinh tế của các giải pháp nghiên cứu đã đưa ra. Đó là do đặc điểm một số điều kiện áp dụng đụng chạm đến tính tổng hợp, trước hết là tư duy rồi đến tính vĩ mô chính trị - kinh tế - xã hội, đến nền tảng chế độ kinh tế xã hội. Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu của C. Mác ở tập I Bộ "Tư bản" đã khẳng định: bóc lột giá trị thặng dư là mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa, muốn thay đổi nền sản xuất đó thì phải làm cách mạng xã hội. Kết luận đó lập tức được giai cấp công nhân và những trí thức tiến bộ ủng hộ, song không dễ gì thực hiện ngay được việc xóa bỏ chế độ làm thuê tư bản chủ nghĩa, mà phải trải qua rất nhiều những biện pháp, bước đi và các hình thức khác nhau, qua nhiều trăm năm. Giá trị công phá của nó là vô cùng lớn, nhưng khi tập I Bộ "Tư bản" đã được xuất bản mà vẫn không có dư luận khoa học và truyền thông lên tiếng. Để thực hiện mục tiêu đó phải có thông tin tuyên truyền, bình luận. Lúc bấy giờ các nhà lý luận tư sản không chịu lên tiếng, vậy cho nên, Ph. Ăngghen đã phải viết bài giới thiệu, bình luận. Sau đó Bộ "Tư bản" mới được hưởng ứng, mới có tiếng vang và làm đảo lộn tư duy xã hội.

Tuy khoa học xã hội, TTKH xã hội thường có tác động, ảnh hưởng chậm, theo đường vòng nhưng cũng không ít trường hợp TTKH có tác động tức thì và nhanh chóng. Khi chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước phù hợp với nhu cầu khách quan, được thông báo kịp thời, đã nhanh chóng phát huy tác dụng, có sức công phá mạnh mẽ, tạo bước phát triển

nhảy vọt mang tính cách mạng, chẳng hạn như các chủ trương đổi mới kinh tế và xã hội của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986). Hay như mới đây, chủ trương của Đại hội X cho phép đảng viên làm giàu không hạn chế (trong khuôn khổ pháp luật), đã kích thích các đầu tư tư nhân mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w