- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài dày 170 trang đánh
21) Theo TS Lê Văn Châu: Những vấn đề cần quan tâm đối với thị trường chứng khoán nước ta, Báo Nhân dân ngày 15/1/2007, tr 8.
1.2.6. TTKH đóng vai trò phổ cập hóa kiến thức khoa học công nghệ nói chung, kiến thức khoa học kinh tế nói riêng cho những ngườ
nghệ nói chung, kiến thức khoa học kinh tế nói riêng cho những người tham gia hoạt động kinh tế
TTKH có chức năng tự nhiên là đào tạo thường xuyên trí lực cho xã hội. Bản chất của thông tin là cập nhật kiến thức cho các đối tượng khác nhau, tùy theo từng đối tượng mà họ cảm nhận, thu nhận phù hợp với nhu cầu của mình.
TTKH phục vụ đại chúng ngày càng trở nên quan trọng, một mặt là do trình độ nhận thức của dân chúng ngày càng cao, khả năng và nhu cầu tiếp thu khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày một tăng lên; mặt khác, bản thân sự phát triển khách quan của thời đại công nghệ thông tin cũng tạo ra nhu cầu đối với các tầng lớp dân chúng, họ cũng phải quan tâm đến TTKH. Thí dụ, nông dân trồng trọt hay chăn nuôi không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm, vào thói quen, mà phải tuân thủ những hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt hay chăn nuôi của các cán bộ khuyến nông. Trên các sách, báo, thường đưa tin về khoa học công nghệ phục vụ nông dân. Qua Đài tiếng nói Việt Nam và đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam, với chuyên mục "Nông dân làm giàu", "Chuyện nhà nông" v.v… đã hướng dẫn những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi cho bà con nông dân, có chuyên mục phổ cập những kiến thức khoa học thông qua các chương trình truyền thông có nội dung khoa học, việc phổ biến tri thức không chỉ trong các lĩnh vực chuyên ngành mà trong toàn bộ các mặt khác nhau của tri thức xã hội. TTKH không còn là lĩnh vực chuyên biệt, cô lập, khi trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, khi sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển kinh tế đạt đến trình độ công nghệ thông tin, xã hội thông tin, kinh tế tri thức. TTKH là phương tiện mang tính kỹ thuật - xã hội để xã hội hóa tri thức cho các đối tượng khác nhau.
luận bằng thực tiễn. Đó là thông tin phản hồi. Vì thế, có thể gọi TTKH từ hướng phản ánh ngược, tức là thông tin tổng kết thực tiễn nói chung và tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội nói riêng.
Tổng quan sự phát triển của kinh tế thế giới và ở Việt Nam cho thấy rằng, thông tin từ sự phát triển của thực tiễn là chân thực và là nguồn tư liệu rất cần thiết, rất quyết định đối với nghiên cứu khoa học kinh tế và chính trị - xã hội. Tư duy khoa học không phải chỉ từ các lý thuyết, từ hệ thống các phạm trù, quy luật đã được ghi nhận, từ trong sách vở tài liệu, mà còn từ đời sống kinh tế hiện thực. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á những năm 1997-1998, và đặc biệt là cuộc khủng kinh tế - tài chính thế giới năm 2009 đã cho thấy, kinh tế thị trường thì phải áp dụng theo các quy luật của thị trường, của quan hệ cung - cầu; kinh tế thị trường cùng với sự vận động tự do của hàng hóa, tiền tệ và tài chính, còn cần có những thiết chế khác hỗ trợ cho nó về phương diện vĩ mô và phương diện xã hội. Không có một sức mạnh kinh tế nào mạnh hơn nhà nước, dù nhà nước đó có sở hữu ít nhất. Quan niệm rằng, không cần hoặc giảm tối thiểu vai trò chi phối vĩ mô của nhà nước là sai lầm. Việt Nam đã bị ảnh hưởng nhưng với mức độ thấp của các cuộc khủng hoảng như vậy. Bởi vì, Nhà nước ta có sự chủ động về hệ thống chính sách tài chính quốc gia cũng như phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là chủ động trong việc kiểm soát tỷ giá hối đoái, cân bằng dự trữ quốc gia, điều tiết vĩ mô về đầu tư, điều tiết lãi suất ngân hàng và tín dụng (thu hẹp hay mở rộng mức dư nợ). Vào thời kỳ 1997-1998, Chính phủ Malaixia đã rất chủ động để thoát khỏi cuộc khủng hoảng tiền tệ bằng cách không phá giá đồng nội tệ, không làm theo khuyến cáo của các chuyên gia IMF và WB là thả nổi đồng tiền nội địa. Trong khi Thái Lan và Inđônêxia áp dụng khuyến cáo của các chuyên gia IMF và WB nên đã thất bại nặng nề, nền kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng. Từ thực tiễn đó, Việt Nam, Malaixia, Trung Quốc đã chủ trương ổn định đồng tiền của mình, nhờ đó thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á 1997-1998.
những chính sách đổi mới phù hợp. Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới của Việt Nam cho thấy rằng, thông tin từ thực tiễn là vô cùng quan trọng, đó là tiếng nói, hơi thở của cuộc sống nói chung và kinh tế nói riêng. Bản thân những hiện tượng đơn lẻ nhiều khi không nói lên hoặc chưa đủ để kết luận, nhưng những thông tin từ thực tiễn để phân tích, đối chiếu và đi đến kết luận thì lúc đó sẽ có ý nghĩa khoa học.
Những điển hình "phá rào" trong sản xuất nông nghiệp ở Đồ Sơn (Hải Phòng) năm 1980, cùng với thực tế sản xuất ở các hợp tác xã cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 là cơ sở thực tiễn để Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 100 (năm 1981) về khoán các khâu trong sản xuất nông nghiệp. Sau đó, qua thực tiễn phát triển nông nghiệp, những đổi mới cục bộ chủ yếu chỉ trong phạm vi tổ chức - phân công lao động, chưa có tác dụng nhiều trong phân phối lợi ích và kết quả lao động, chưa có thay đổi mang "tính chế độ", tức là đột phá về việc sử dụng tư liệu sản xuất (ruộng đất) nên Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VI đã ra Nghị quyết số 10/1998 là khoán sản xuất nông nghiệp cho từng hộ, mỗi hộ gia đình được chủ động sử dụng ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác. Chính vì thế, cùng với các chính sách khác về lưu thông hàng hóa - tiền tệ - tài chính, sản xuất nông nghiệp đã bung ra và tăng trưởng nhanh vọt, chỉ trong vòng 2-3 năm đầu những năm 1990, nước ta từ chỗ thiếu lương thực triền miền mỗi năm nhập hàng chục vạn tấn lương thực, đã trở thành nước xuất khẩu lương thực.
Tổng kết thực tiễn trước hết là nhờ thông tin và nắm bắt, lựa chọn thông tin. Ngày 15/5/2007, chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam đưa tin: ông Ma Nghĩa, người dân tộc ở xã Phú Mỡ, Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên là trưởng bản đã chia đất canh tác lúa nước của gia đình mình (do ông biết cách khai phá đất thung lũng và tạo thành ruộng lúa nước có hiệu quả) cho những người không có ruộng. Sau đó, nhiều người làm theo, cuối cùng cả làng ai cũng có ruộng lúa nước để trồng trọt.
Câu chuyện này cho thấy xây dựng kinh tế ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc phải tận dụng được mặt tích cực của chủ nghĩa cộng đồng,
vốn là một mặt tích cực của chế độ công xã nông thôn miền núi còn lưu lại. Gom góp những điển hình thực tiễn và thông tin chính xác, kịp thời là rất hữu ích cho xã hội.