- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài dày 170 trang đánh
21) Theo TS Lê Văn Châu: Những vấn đề cần quan tâm đối với thị trường chứng khoán nước ta, Báo Nhân dân ngày 15/1/2007, tr 8.
1.2.4. TTKH đóng vai trò nguồn vốn tri thức cho sự phát triển kinh tế xã hộ
kinh tế - xã hội
TTKH như là nguồn lực đặc biệt, một nguồn vốn đặc biệt, nguồn vốn thông tin. Khái niệm nguồn vốn thông tin này mang những đặc điểm khác với các loại vốn đã được sử dụng như: nguồn vốn tài chính, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn nhân lực, nguồn vốn khoa học - công nghệ.
Nguồn vốn thông tin là giá trị do lợi thế thông tin, do tận dụng năng lực thông tin để thu nhận tri thức, giúp ích cho sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống.
Nguồn vốn thông tin khác với các nguồn vốn tài chính thông thường ở chỗ, việc sử dụng thông tin được tách rời hoàn toàn khỏi sự sở hữu và nói chung sử dụng thông tin không phải chi trả khi thông tin được đăng tải rộng rãi hoặc chi trả với giá rất thấp so với chi phí để tạo ra tri thức đó.
Nói chung, thông tin là nguồn vốn tự do sử dụng, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng kiến thức và khả năng làm chủ thông tin của chủ thể sử dụng chúng.
Nguồn vốn thông tin vì thế là nguồn vốn tự do. Nó như là sức mạnh kinh tế nằm ngoài độc quyền sở hữu, khác với sở hữu tài chính hay vật chất thông thường. Có thể nói, khái niệm sở hữu được mở rộng và hiện đại hóa trong thời đại kinh tế thông tin. Sở hữu cổ điển là gắn với đồ vật, gắn với vật chất cụ thể, là quan hệ giữa người với người trong chiếm hữu, chi phối, quản lý và sử dụng của cải vật chất. Còn sở hữu trong nền kinh tế thông tin còn là sở hữu nguồn lực (tri thức) thông tin. Mặc dù quyền sở hữu vẫn thuộc người chủ của thông tin (tri thức) nhưng việc sử dụng thuộc về toàn xã hội, một khi thông tin được công bố rộng rãi.
Loại vốn thông tin gắn với tri thức, mặc dù được vật chất hóa và nhờ vào các loại hình vật chất cụ thể để mang thông tin như máy tính, tức là các thiết bị của công nghệ thông tin và các phương tiện khác, song giá trị thông tin phụ thuộc ngày càng lớn vào phần mềm của công nghệ thông tin, tức là hệ thống cơ sở dữ liệu, nghĩa là nó phụ thuộc vào khả năng xử lý thông tin, phụ thuộc vào nội dung thông tin, sử dụng loại vốn thông tin này không phải vay trả mà lại sinh lãi cao nếu biết sử dụng nó. Vì vậy, đây là cơ hội lớn để các nước không có lợi thế về kinh tế truyền thống có thể bứt phá, đuổi kịp và đi tắt đón đầu. Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về khả năng thích ứng, nhanh chóng nắm bắt công nghệ thông tin và làm chủ loại vốn thông tin để đẩy nhanh sự phát triển đất nước.
Giá trị TTKH như là thứ vốn nhàn rỗi tự do không lệ thuộc vào chủ sở hữu sau khi đã được công bố. TTKH là một khái niệm khá trừu tượng, tương đối khó định hình, vì vậy giá trị của TTKH lại càng khó đo lường, song nó vẫn có thể đo đếm được một cách gián tiếp và mang tính ước lượng, thông qua sự phục vụ của nó đối với đời sống xã hội, đối với sự phát triển kinh tế v.v.. Nghĩa là giá trị TTKH được đánh giá bằng mức độ tác động, thông qua sự đáp ứng nhu cầu về TTKH. Cũng có thể xác định được giá trị của TTKH như nhờ xử lý đúng và xác định được sự biến động của giá cả một hàng hoá nào đó vào một thời điểm nhất định sẽ cho phép nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, mức sinh lợi do xử lý TTKH là có thể đo được.
Nói rằng giá trị TTKH như là một thứ vốn đặc biệt là vì các loại vốn về tài chính, về vật chất - công nghệ, về nhân lực là có thể định hình được rất rõ ràng bằng các tiêu chí giá trị hay tiêu chí hiện vật, hoặc số lao động. Còn giá trị của vốn TTKH không được vật chất hóa ở một hình thái cụ thể, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, cũng không thể xác định được bằng cách cụ thể, chỉ biết rằng TTKH có giá trị và rất trừu tượng, tùy thuộc vào năng lực khai thác, và phải thông qua các công cụ trung gian để đo lường giá trị.
quả thì TTKH là một tài sản đặc biệt của sự phát triển kinh tế. Đây là một loại tài sản, tư liệu sản xuất đặc biệt. Nó rất co giãn, nói chung là không mất tiền mua hoặc có thể chi phí không nhiều mà đem lại hiệu quả rất lớn. Lý do rất đơn giản, nguồn lực thông tin này nằm chủ yếu ở các thư viện, trên các phương tiện truyền thông, ở các trang web trên Internet. Năng lực khai thác thông tin là yếu tố quyết định. Đương nhiên ở đây cần con người có trình độ khai thác thông tin và cần cả những chi phí phương tiện cần thiết. Hiệu quả của việc sử dụng các mạng thông tin là rất khác nhau, vì phụ thuộc vào yếu tố tổ chức thông tin, quản lý thông tin và cán bộ khai thác thông tin. Cùng một nguồn tin nhưng người có chuyên môn và khả năng sử dụng Internet thì sẽ tận dụng được kho tin rất phong phú, khai thác được các tin kinh tế để phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Đối với các nhà nghiên cứu chiến lược, hoạch định đường lối, chính sách, nhất là những kế hoạch dài hạn, phải có được các thông tin cần thiết có liên quan. Chưa có một nghiên cứu đánh giá chính xác về mức độ tiết kiệm nguồn lực do thông tin đem lại, nhưng phải thừa nhận là rất lớn. Do thiếu thông tin, do "hàng rào ngăn cản thông tin" mà tạo ra "bom một triệu bít" (ngôn ngữ của S. Lem), đã làm cho khoa học lỗi thời hàng chục năm. Vì thế, trên thế giới hiện nay người ta coi việc bưng bít thông tin là tội cản trở sự tiến bộ nhân loại.