- Nhóm các cơ quan thông tin của địa phương
48) Văn kiện Đại hội X,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.68.
3.8. THÔNG TIN KHOA HỌC PHẢI THÍCH ỨNG NHANH, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ MỚI, KH
YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ MỚI, KHI NƯỚC TA LÀ THÀNH VIÊN WTO
Luận điểm trên có nghĩa là TTKH phải phù hợp với những đối tượng khác nhau, từ lãnh đạo đến các doanh nghiệp, người dân đều phải hiểu được những quy chế, nguyên tắc, các điều luật của WTO. Lãnh đạo, trước hết là lãnh đạo cấp cao, cần được giải thích, thông tin về WTO để điều hành, lãnh đạo nền kinh tế đất nước sao cho vừa không mâu thuẫn với WTO, vừa đảm bảo được sự tự chủ của quốc gia, đảm bảo có lợi cho quốc gia, nhưng lại được các đối tác chấp nhận. Như vậy, chúng ta phải soát xét lại hệ thống chính sách quốc gia để đối chiếu, so sánh để điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn giữ được chủ quyền và lợi ích quốc gia. Đó là yêu cầu của quản lý vĩ mô, còn thông tin cho các ngành thì lại chủ yếu hướng đến tìm lợi thế so sánh về ngành hàng, sản phẩm - chú trọng cạnh tranh quốc gia về từng mặt hàng trên phương diện chung của cả nước - do đó, phải đảm bảo thông tin cần thiết để thiết lập chiến lược quốc gia về ngành hàng, về sản phẩm. Doanh nghiệp phải được thông tin để tạo ra sản phẩm hàng hóa cụ thể phù hợp với chiến lược chung.
Ví dụ, về ý nghĩa kinh tế của thông tin: Nếu có tổ chức TTKH và tổ chức hợp lý việc lưu thông dược phẩm thì giá nhiều mặt hàng này sẽ giảm, có lợi cho người tiêu dùng và cả nhà sản xuất. Qua kiểm tra đầu tháng 5/2006 của Bộ Y tế đã phát hiện thuốc Difosfrn (điều trị chống loãng xương) được nhập bởi Công ty cổ phần Dược - Thiết bị y tế Hà Nội, sau một số khâu buôn bán trung gian và cuối cùng giá bán lẻ đã tăng lên gần gấp 4 lần so với giá bán buôn (từ 123.810 đồng/hộp, qua 4 khâu trung gian đến tay người tiêu dùng đã tăng lên thành 480.000đ/hộp). Nếu công khai giá thuốc thì chắc chắn người cung cấp sẽ nhiều hơn và các khâu trung gian cũng bị triệt tiêu. Bí mật thông tin về giá cũng có thể là cách để nhà quản lý công ty độc quyền phân phối khống chế từ khâu cung ứng cho tới khâu bán lẻ.
một yêu cầu của TTKH. Ví dụ, thông tin về việc nước ta gia nhập WTO sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như đến các nhà doanh nghiệp, đến đời sống nhân dân ra sao v.v... Theo tính toán của Bộ Tài chính, khi gia nhập WTO, trong 5 năm tới, thuế nhập khẩu sẽ bị giảm, trong vòng 10-20 năm sẽ xuống mức 0%. Trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO, mức thu thuế bị giảm 300 triệu USD, tương đương khoảng 4.800 tỷ đồng Việt Nam (theo tỷ giá hiện nay). Bình quân mỗi năm thu ngân sách giảm 1000 tỷ đồng từ thuế nhập khẩu. Các khoản thu lệ phí xuất khẩu cũng bị giảm. Từ đó Bộ Tài chính phải tính đến mở rộng diện thu thuế trong nước, mặc dù phải giảm thuế suất đối với một số loại thuế. Ở đây có nhiều vấn đề liên quan, nhiều nguồn có quan hệ với chính sách giảm thuế nhập khẩu. Nhiều khi có những tác động ngược chiều nhau. Khả năng tăng ngân sách phải đưa vào tăng sản xuất trong nước đối với những mặt hàng được mở rộng xuất khẩu, tăng chậm các khoản thu trong nước, sản xuất kinh doanh tăng do khả năng hội nhập đem lại.
Một ví dụ về nhận thức kinh tế - xã hội khi nói về vấn đề toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là thuật ngữ rất phổ biến, rất thời thượng cùng với các thuật ngữ như công nghệ thông tin, xã hội thông tin hay kinh tế tri thức. Nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là giới chính trị gia chỉ muốn hiểu toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế, còn đối với Phương Tây, người ta hiểu toàn cầu hóa là toàn cầu hóa các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Tại sao như vậy? Vì đó là do sự chi phối của các hệ tư tưởng khác nhau. Trong các tài liệu khoa học và thông tin ở nước ta thường chỉ đề cập đến toàn cầu hóa kinh tế. Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng rất thận trọng, chỉ nói toàn cầu hóa là một xu thế của sự phát triển của thế giới. Ở Trung Quốc, họ chỉ nhấn mạnh toàn cầu hóa kinh tế và thế giới mới chỉ có toàn cầu hóa TBCN, còn Phiđen Castro thì nhấn mạnh cần có toàn cầu hóa XHCN. Nhà chính trị, lãnh tụ của cộng đồng Anh hiện nay, Tony Blair thì cho rằng, toàn cầu hóa bao hàm cả toàn cầu hóa về kinh tế và về chính trị. Ông ta cho rằng "toàn cầu hóa - đó không chỉ là hiện tượng kinh tế, mà còn là hiện tượng chính trị" và mục đích là bá quyền ý thức hệ TBCN thời
kỳ hiện nay và hơn nữa, đó là chủ nghĩa can thiệp được tuyên bố rất rõ: "Nếu chúng ta muốn sống trong an ninh, chúng ta không cho phép mình nhắm mắt làm ngơ trước các xung đột và vi phạm quyền con người ở các quốc gia khác", và "việc truyền bá các giá trị của chúng ta làm cho chúng ta được bảo vệ nhiều hơn khỏi những đe dọa từ bên ngoài" 49). Người tâm đầu hợp ý bậc nhất với T. Blair là cựu Tổng thống Mỹ B. Clinton, ông ta viết trong tạp chí Progerssive Politics của Anh: "Thế giới chính trị và hệ thống tư tưởng cần phải có cái đã từ lâu tồn tại trong thế giới kinh tế - chủ nghĩa toàn cầu" 50).
Như vậy, đối với giới chính trị Mỹ - Anh, toàn cầu hóa kinh tế chỉ là vỏ bọc của toàn cầu hóa chính trị, toàn cầu hóa kinh tế là phương tiện và toàn cầu hóa chính trị là mục tiêu. Đấy là bản chất thực của chủ nghĩa đế quốc mới. Nhưng trên thế giới ngày nay đang có nhiều xu hướng phát triển. Người ta quan niệm siêu hình là các xu hướng đối lập nhau theo kiểu đối ngược nhau. Không phải như vậy, các xu hướng có thể triệt tiêu nhau, nhưng lại cùng tiến về phía trước. Và chúng cùng va đập, ảnh hưởng, hấp thụ và triệt tiêu nhau, xu hướng nào mạnh hơn thì thắng, thậm chí nảy sinh một xu thế trung gian.
Có nhận thức như vậy thì mới thấy được CNTB vừa bị thoái hóa, vừa phát triển một số khuynh hướng mới. Mà điều này do chính V.I. Lênin với tư tưởng thiên tài đã nói về chủ nghĩa đế quốc: Chủ nghĩa đế quốc thối nát, đang phải chết mà vẫn có xu hướng phát triển. CNTB không phải tiêu vong theo nghĩa cơ học mà nó đang thay đổi về chất cục bộ, cho tới lúc nào đó nó sẽ chuyển trạng thái mới cơ bản về chất một cách tự động và hòa bình, và có thể bằng bạo lực hoặc kết hợp bạo lực với hòa bình. Trên thực tế, ở những nước có trình độ phát triển kinh tế cao đã có những biến chuyển rất quan trọng về mặt xã hội, về đời sống của dân chúng. Nếu nhìn qua thì hình như CNTB vẫn là CNTB. Hai nhà lý luận
49) W.W. Number 10.gov.Major. Speech, Speech by T.Blair at Chicago 22.04.1999. Dẫn theo A.A.Terenlev, T/c: “Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế”(tiếng Nga), số 9/2005. theo A.A.Terenlev, T/c: “Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế”(tiếng Nga), số 9/2005.
50) B. Clinton. The next Ideas Battle "Progessive politices. V.11.2003, Sept. P.53 - Dẫn theo A.A. Terenlev, n.tr. theo A.A. Terenlev, n.tr.
hàng đầu đại diện tiêu biểu cho trường phái chủ nghĩa tự do mới ở Nga hiện nay là E. Gaiđa và V. Mei, mở đầu cho cuộc tranh luận về di sản khoa học kinh tế của C.Mác, đã công bố một bài viết khá dài với tiêu đề "Chủ nghĩa Mác và tôn giáo thế tục" 51). Trong đó, họ đã công khai đưa ra nhiều luận điểm mà trong đó có hai điểm đáng lưu ý rằng, họ mượn ở C. Mác một số điểm để biện luận cho chủ nghĩa tự do, họ đã làm một gạch nối giữa chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa tự do. Điều đó nói lên lôgic sức mạnh của chủ nghĩa Mác mà những đại biểu của chủ nghĩa tự do Nga phải viện dẫn. Nhưng điều nguy hiểm hơn là họ đưa ra một kết luận mang tính hệ tư tưởng tư sản tự do mới: Dù lực lượng sản xuất như thế nào, với trình độ rất khác nhau, quan hệ sản xuất tư bản vẫn cứ như vậy, không thay đổi.
Dù họ khéo léo dẫn dắt đến đâu, che giấu kín đáo như thế nào thì vẫn bộc lộ quan điểm chống chủ nghĩa Mác là không thể có chế độ xã hội nào khác thay thế xã hội tư sản.
Ở nước Nga, CNTB đã được phục hồi và đang thể hiện khả năng khống chế đối với kinh tế và xã hội Nga. Giai cấp tư sản Nga đang có một hệ tư tưởng làm động lực tinh thần, tư tưởng dẫn dắt - đó chính là chủ nghĩa tự do mới.
Những vấn đề của thương mại thế giới là nhu cầu thông tin cấp thiết và thường trực vì chúng ta mới chính thức tham gia WTO, những vấn đề về qui định của tổ chức này và cách vận dụng hợp lý là đề tài khó khăn nhưng rất thú vị, công tác TTKH có nhu cầu và đồng thời cũng có điều kiện để tham gia vào vấn đề đó. Kinh nghiệm xử lý của các nước khi tham gia WTO cần được tham khảo. Tuy nhiên, chỉ có thể làm được điều đó nếu cán bộ TTKH của chúng ta có ngoại ngữ, có chuyên môn về các lĩnh vực thương mại và tài chính - tiền tệ. Bên cạnh đó cũng phải có cán bộ kinh tế, KHCN để nắm diễn biến phát triển của thế giới.