- Nhóm các cơ quan thông tin của địa phương
45) Trích Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Báo điện tử Vnexpress.net, ngày 2/1/2010.
3.4. THÔNG TIN KHOA HỌC PHẢI ĐÁP ỨNG TỐT HƠN YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
TTKH có nhiệm vụ trước hết là tạo cơ sở dữ liệu cho tư duy chiến lược. Tư duy chiến lược phải dựa vào hệ quan điểm phát triển, xây dựng quốc gia. Đó không chỉ là triết lý phát triển đơn thuần mà phải dựa vào nhận thức luận, nhận thức triết học. Không có cách nào khác là phải nắm vững chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận và các phạm trù, công cụ chủ yếu của kinh tế chính trị học mác- xít, tinh thần cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Nó cũng phải dựa vào những nghiên cứu cơ bản của khoa học tự nhiên. Thí dụ, khi đề ra một mục tiêu nào đó về sản xuất vật chất, giả sử như giá trị xuất khẩu than đá vào năm 2020, chúng ta sẽ phải tính đến nhiều yếu tố liên quan đến những bộ môn khoa học khác nhau như thăm dò địa chất, địa lý kinh tế, năng lượng, môi trường, thống kê, kinh tế công nghiệp và kinh tế thương mại,
v.v... Thứ đến là hệ tư tưởng chính trị. Hai nguồn gốc tư tưởng trên là chủ yếu để xây dựng triết lý xây dựng và phát triển đất nước.
Những thông tin có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là thông tin về xu hướng và xu thế thời đại, xu thế phát triển, vận động của chế độ kinh tế, thể chế kinh tế. Thí dụ: sự biến đổi của chế độ sở hữu hiện nay trên thế giới. Tại sao lại có xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nhiều quốc gia trên thế giới, một xu thế chủ đạo của kinh tế thế giới cuối những năm 1980 ở Tây Âu, đặc biệt là từ đầu những năm 1990 ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, kể cả ở Trung Quốc. Việt Nam đang xử lý vấn đề này, nhưng vẫn khó khăn, vì sao? Các nhà lãnh đạo các nước xử lý như thế nào? TTKH phải góp phần lý giải vấn đề này. Trong khi đó, trình độ xã hội hóa sản xuất và tính liên kết kinh tế quốc tế trên quy mô toàn cầu ngày một tăng lên, xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Như vậy, đáng lẽ ra phải có sự quốc hữu hóa nhiều hơn, nhà nước phải nắm lấy các doanh nghiệp lớn v.v..., tức là phải có sự phát triển sở hữu xã hội, sở hữu công cộng, song thực tế thì lại có xu hướng ngược lại. Khoa học kinh tế và TTKH kinh tế phải trả lời các câu hỏi đó. Bởi vì nếu không làm rõ điều đó thì chúng ta sẽ lúng túng trong vấn đề tìm ra cơ sở lý luận cho việc hình thành quan hệ sản xuất XHCN và chế độ XHCN. TTKH phải góp phần tạo ra tư duy khoa học kinh tế, tạo ra tư tưởng chiến lược kinh tế. Trong việc phát triển kinh tế, tư duy chiến lược chính là chìa khóa, là sự khởi đầu của tư duy phát triển.
TTKH tiếp tục làm rõ hơn về lý luận con đường phát triển của kinh tế xã hội nước ta. TTKH có thể phát huy vai trò chức năng của nó là dẫn dắt ý thức hệ trong tư duy kinh tế. Tư duy kinh tế nào cũng phải có sự định hướng về ý thức hệ. Ở đây cần phải phân rõ, trong ý thức hệ bao gồm 2 yếu tố: chủ quan và khách quan. Yếu tố chủ quan là tư duy chính trị, ý thức giai cấp và cả những tình cảm giai cấp. Chúng sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhưng chịu ảnh hưởng quyết định của địa vị và trình độ giai cấp. Chúng phản ánh nhu cầu và quyền lợi của một giai cấp
nhất định nên bao giờ cũng mang tính chủ quan. Mặt khác, ý thức hệ của một giai cấp còn phản ánh nhu cầu lịch sử khách quan đó, hoàn cảnh kinh tế xã hội của giai cấp đó nên nó lại phải dựa vào một cơ sở khoa học nhất định. Bất cứ ý thức hệ nào cũng phải thích nghi với sự thay đổi của thời đại, tức là nó phải chịu ảnh hưởng của tư duy khoa học, ít nhất cũng là tư duy biện chứng và tư duy nhân văn. Cơ Đốc giáo tồn tại được vì nó biết tự cải cách. Nó không chỉ cầu xin ở Chúa trời mà còn phải có Chúa trần thế, từ tôn giáo tinh thần phát triển thành tôn giáo thế tục.
Thông tin về sự biến đổi ý thức hệ về kinh tế - chính trị là một yếu tố tạo tiền đề cho tư duy kinh tế chính trị, xác lập quan điểm phát triển kinh tế xã hội. Nó có ý nghĩa tạo ra tư duy tổng quát để xây dựng hệ thống quan điểm phát triển chiến lược như mục tiêu và con đường đi lên CNXH, chế độ chính trị và chế độ kinh tế, hình thức và cơ chế quản lý kinh tế, vấn đề lợi ích kinh tế, sở hữu và phân phối.
Thông tin về tư duy chiến lược phát triển không chỉ có ý nghĩa đối với quốc gia mà cả đối với ngành, địa phương và cả doanh nghiệp.
Vào cuối thời kỳ bao cấp, các thông tin về phát triển kinh tế thế giới như cải cách mở cửa ở Trung Quốc và các nước Đông Á, việc lập các khu chế xuất ở Đài Loan, Trung Quốc, v.v... là những gợi ý trực tiếp để chúng ta xây dựng các khu chế xuất và khu công nghiệp. Thông tin về quá trình phát triển ở Hàn Quốc cho thấy, những năm đầu thập niên 1960, họ cũng rất khó khăn trong việc tạo vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển, bởi vì Hàn Quốc là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên. Họ chú trọng xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng như tuyến xa lộ Bắc Nam, đồng thời một hệ thống công nghiệp mang ý nghĩa tạo nền tảng đột phá và tăng tốc: Ban đầu là các ngành công nghiệp chế tạo, sau đó nhanh chóng phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt chú ý đào tạo nguồn nhân lực cao. Điều này giúp ta tư duy về quy hoạch phát triển. Nếu chúng ta không có quy hoạch về cách sử dụng tài nguyên, quy hoạch về các ngành mang ý nghĩa nền tảng cho sự phát triển lâu dài thì đất nước sẽ phát triển kém hiệu quả. Quy hoạch về phát triển xã hội và phát triển chính trị phải tương thích với quy
hoạch phát triển kinh tế không chỉ trước mắt mà phải lâu dài, bền vững. Chẳng hạn như, quy hoạch kinh tế xã hội phải làm sao cho mọi công nhân có sự đảm bảo điều kiện để lao động và sinh sống ngày càng được cải thiện không ngừng. Đối với phát triển hạ tầng chẳng hạn, phải chú trọng tạo ra hệ thống giao thông hợp lý phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống. Nguồn điện năng phải đi trước nhiều bước, phải dự báo được lượng tiêu thụ, thông qua nghiên cứu chỉ số tiêu thụ của các nước tương ứng. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ điện của nước ta tăng nhanh và vượt quá khả năng sản xuất điện đang gây cản trở cho phát triển kinh tế và xã hội. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó có nguyên nhân dự báo nhu cầu tiêu thụ điện chưa chính xác. Cần phải báo động từ TTKH để khởi nguồn cho tư duy chiến lược là như vậy.
Thông tin trong giai đoạn hiện nay phải tạo ra tư duy kinh tế lành mạnh. Đó là tư duy phát triển kinh tế bền vững và mang tính nhân văn nhiều hơn, phát triển kinh tế không phải chỉ để tạo ra sự giàu có vật chất đơn thuần mà còn phải đồng thời tạo ra sự giàu có tinh thần tương ứng, phát triển kinh tế là vì con người.
Sự phát triển kinh tế, làm giàu là một mong muốn chính đáng và cần phải trở thành ý chí chung của quốc gia, của toàn dân tộc, của mọi tầng lớp nhân dân. Nó phải được biến thành quyết tâm học tập, lao động và sáng tạo của mọi người dân: TTKH phải góp phần tích cực tạo ra tư duy sáng tạo, tư duy hiệu quả trong các hoạt động kinh tế, ở cấp vĩ mô cũng như vi mô, ở cấp quốc gia cũng như ở từng thành viên của xã hội. Đoàn kết dân tộc để vươn lên thoát khỏi "tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) gấp 2 lần so với năm 2000 46).
Tuy nhiên, TTKH cũng phải đồng thời tạo ra một nhận thức phát triển phù hợp với thời đại tri thức và nhân văn. Đó là "phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn