TTKH góp phần tạo ra động lực tinh thần cho phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 63 - 65)

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài dày 170 trang đánh

21) Theo TS Lê Văn Châu: Những vấn đề cần quan tâm đối với thị trường chứng khoán nước ta, Báo Nhân dân ngày 15/1/2007, tr 8.

1.2.8. TTKH góp phần tạo ra động lực tinh thần cho phát triển kinh tế xã hộ

kinh tế - xã hội

Sự phát triển kinh tế là quá trình kết hợp hài hòa, tự giác sáng tạo giữa yếu tố chủ quan là con người, người lao động với các yếu tố khách quan là tư liệu sản xuất và đối tượng lao động. Bản thân sức lao động với tư cách là lao động sống phụ thuộc vào năng lực thể chất (tức là năng lực tự nhiên được bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện lao động cụ thể) và tinh thần: tri thức và tư tưởng. TTKH không chỉ thông tin về kiến thức, tức là khoa học, kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm lao động, mà còn góp phần tạo ra động lực tư tưởng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Bản thân các hoạt động thông tin nhiều khi không quan tâm đến mục đích, động lực tư tưởng, tinh thần của người lao động, nhưng chính các nội dung của TTKH lại dẫn đến sự hình thành tính tư tưởng, một động lực tinh thần của người lao động.

Động lực tinh thần của sự phát triển kinh tế được thể hiện ở hai phương diện: phương diện quốc gia và phương diện cá nhân những người tham gia hoạt động kinh tế. Ở phương diện quốc gia, việc tạo ra một động lực tinh thần, tư tưởng chung là rất quan trọng, ý thức quyết tâm vươn lên để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, và thậm chí, vươn lên trở thành quốc gia giàu có và thịnh vượng, đã từng thành công ở một số nước, mà tiêu biểu là Xingapo, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v... Cùng một trình độ kinh tế như nhiều nước nghèo khó khác sau Chiến tranh Thế giới thứ II, vào những năm 1950 Hàn Quốc còn nghèo hơn cả Mianma và Bănglađet, nhưng chỉ sau khoảng 5 thập kỷ, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành một nước có trình độ kinh tế phát triển, được xếp vào nhóm 24 nước của khối OECD và được đứng vào nhóm đầu của xã hội thông tin. Một trong những lý do thành công là sau Chiến tranh Thế giới II, người Hàn Quốc, có ý thức quốc gia rất cao, cả nước quyết tâm với nhiều

phương diện, biết tận dụng cơ hội để phát triển. Tất nhiên cũng có cái phải trả giá, nhưng chung cuộc là họ đã cách tân một cách kỳ diệu đất nước mình. Trung Quốc cũng đề cao ý thức quốc gia và tính tự cường dân tộc nên họ đã thành công trong việc biến một nước Trung Quốc nghèo nàn và hoang tàn kém phát triển do bị tàn phá bởi Cách mạng văn hoá vào cuối đời Mao Trạch Đông thành một nước Trung Hoa hùng mạnh như hiện nay. Nó đã đem lại sự phát triển thần tốc liên tục từ khi chính sách cải cách, mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Hiện nay, dù thế giới lâm vào khủng hoảng, kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển với tốc độ cao! Ý chí quốc gia có ý nghĩa to lớn không chỉ trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc mà còn quan trọng hơn trong hoà bình xây dựng đất nước.

TTKH góp phần hình thành và kích thích tinh thần lao động sáng tạo, bền bỉ. Người Hàn Quốc sang làm việc ở Việt Nam cho biết, ở Hàn Quốc họ không uống bia rượu trong giờ làm việc, không có tình trạng buổi trưa mà các quán ăn, mọi người uống bia rượu ồn ào như ở Việt Nam. Mỗi đất nước đều có phong tục tập quán riêng, song văn hóa lao động: ăn uống để phù hợp với sức khỏe và để lao động có hiệu quả cho cá nhân và cho cả xã hội luôn có những điểm chung.

Mục tiêu của các cá nhân trong xã hội nếu phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia thì sẽ tạo ra động lực tổng hợp thúc đẩy kinh tế phát triển. TTKH đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo cá nhân, tạo ra động lực tinh thần cho sáng tạo của dân tộc, quốc gia.

Thông qua trao đổi ý tưởng với nhau, các nhà khoa học quốc tế cũng đã chia sẻ với chúng ta một điều là, Việt Nam phải tự mình hình thành nên một nền kinh tế có đủ khả năng tự chủ cao, đồng thời mở rộng hoà hợp với kinh tế thế giới để trao đổi, hợp tác có hiệu quả; Việt Nam phải giành được chỗ và thế đứng trong hệ thống kinh tế thế giới, đặc biệt, không để bị cái bóng khổng lồ Trung Quốc che khuất.

Quốc, nay lại thêm ảnh hưởng về tư duy phát triển, nguy cơ trực tiếp là tiếp tục bị chen lấn biên giới (hải đảo, đất liền, không phận), rồi bị cái bóng kinh tế khổng lồ như con bạch tuộc vạn năng giơ vòi múa may trước mặt chúng ta. Đó là điều phải thông tin về phương diện ý thức hệ, tư tưởng cho nhân dân để nội bộ chúng ta phải cảnh giác và phòng ngừa, mặt khác không có con đường nào khác là phải có sự phấn đấu vượt bậc của toàn dân tộc để nhanh chóng đi lên. Đương nhiên, số phận của tự nhiên và lịch sử đã định vị chúng ta phải ở bên cạnh Trung Quốc thì chúng ta buộc phải làm bạn với họ, không thể lựa chọn láng giềng. Đương nhiên, chúng ta cần có thêm nhiều bạn bè khác, nếu bạn khoẻ mạnh, hào hiệp và tốt thì càng hay. Và chúng ta phải đi lên nhanh hơn, mạnh hơn với sức vóc khoẻ hơn và tiếng nói có trọng lượng hơn, có sức mạnh nhất định (không thể bị chèn ép). Chúng ta, như V. Lênin đã nói, đứng giữa bầy lang sói thì phải biết gào thét giống như lang sói. TTKH sẽ giúp chúng ta truyền dẫn tới mọi tầng lớp, mỗi người dân nhu cầu hưng thịnh của quốc gia để họ cùng chia sẻ với lãnh đạo, với cộng đồng và đồng tâm phấn đấu.

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w