THÔNG TIN ĐỔI MỚI VỀ CHIỀU SÂU

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 134 - 139)

- Nhóm các cơ quan thông tin của địa phương

3.6.THÔNG TIN ĐỔI MỚI VỀ CHIỀU SÂU

48) Văn kiện Đại hội X,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.68.

3.6.THÔNG TIN ĐỔI MỚI VỀ CHIỀU SÂU

Đổi mới về chiều sâu chỉ là một cách diễn đạt mang tính biểu trưng để phân biệt hai giai đoạn của quá trình đổi mới. Đến một lúc nào đó, chúng ta phải ngừng sử dụng khái niệm "đổi mới", mà chỉ dùng khái niệm phát triển. Đổi mới cục bộ là thường xuyên nhưng đổi mới tổng thể hay đổi mới chế độ chỉ có tính giai đoạn, không thể luôn luôn đổi mới chế độ. Chế độ là của một thời kỳ, thời gian dài, thậm chí rất dài. Tất nhiên đến một thời gian sau đó lại phải đổi mới tiếp lần nữa, khi mà chế độ đã cạn kiệt sức phát triển (ở đây là nói đến đổi mới chế độ xã hội nói chung).

Đổi mới về chiều rộng tức là chỉ mở ra một số phương diện cơ bản của tình hình, tức là thay đổi những nét chính của chế độ cũ trong một chế độ mới (chế độ và hệ thống kinh tế, chế độ chính trị, văn hóa và xã hội, an ninh và quốc phòng, đối ngoại v.v.).

Đổi mới về chiều sâu tức là sự hoàn chỉnh, tăng tính hiệu quả tính đồng bộ, tính toàn diện.

bổ sung, làm cho quá trình đổi mới được thể chế hóa đầy đủ.

Đổi mới kinh tế về chiều rộng tức là phá bỏ cơ chế cũ, thay thế bằng cơ chế mới, nhưng đổi mới về chiều sâu đòi hỏi phải đi sâu đổi mới các nội dung cụ thể, đảm bảo hài hòa các vấn đề như sau:

- Chế độ sở hữu cá nhân; - Chế độ sở hữu xã hội; - Chế độ phân phối;

- Chế độ bảo hiểm XH, BHLĐ, BHYT v.v...; - Bảo vệ môi trường;

- Đảm bảo phát triển có hiệu quả là vấn đề mấu chốt của phát triển theo chiều sâu.

- Đảm bảo hài hoà giữa kinh tế và xã hội.

Đổi mới chính trị về chiều sâu có nghĩa là thay đổi cơ bản về cơ chế, phương thức vận hành của chế độ chính trị, tu chỉnh, sắp xếp lại trật tự kết cấu, hoàn thiện không ngừng chế độ chính trị.

Thông tin về thời đại là chìa khóa mở cửa cho mọi tư duy và cho đổi mới thông tin theo chiều sâu.

Thời đại nào cũng vậy, xã hội tự mở đường đi cho mình, tự mở đường để tiến lên. Xã hội vận động không ngừng, thời đại tự nó đến và tự nó đi. Không ai vượt trước được thời đại của mình, mặc dù người thiên tài có thể dự đoán được tương lai, nhưng không thể bày đặt chi tiết cho tương lai (Ph.Ăngghen), xã hội có thể đi vòng vèo, có thể có bước tiến rồi lại có lùi cục bộ, nhưng rồi xã hội - tức là nhân loại - rốt cuộc cũng sẽ lựa chọn được hình thức thích hợp ở mỗi thời đại và đi lên.

Không nhận thức được thời đại và hành động không phù hợp với thời đại là một tội lỗi, anh hùng làm nên lịch sử chính là biết nhận thức và biết hành động phù hợp với yêu cầu tiến lên của lịch sử. Hội nghị Trung ương 3 khóa X đã quyết định hợp lý hóa tổ chức bộ máy của BCH TW

Đảng, điều mà chỉ hiện nay Trung ương Đảng mới có thể làm được. Trước đây ai cũng nghĩ, cũng biết mà không làm, nhưng thế hệ lãnh đạo cao cấp của Đảng hiện nay kiên quyết làm. Đó chính là tính quy định của thời đại và các cá nhân đóng vai trò đó phải thể hiện.

TTKH phục vụ cho việc hoàn thành công cuộc đổi mới. Có thể nói, sau hơn hai mươi năm đổi mới, nước ta đã đổi mới về cơ bản, đổi mới một cách đồng bộ về cả kinh tế và chính trị. Tuy vậy, công cuộc đổi mới chưa kết thúc. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, ai cũng dễ dàng nhận thấy những đổi mới về bề nổi. Phân tích về chiều sâu, chúng ta cũng thấy đã có những thay đổi căn bản. Nền kinh tế với hai thành phần, kinh tế toàn dân và kinh tế tập thể, nay đã trở thành nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng đóng vai trò chủ đạo. Công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng. Tuy vậy, TTKH vẫn cần góp phần thúc đẩy một số vấn đề sau:

- Những tìm tòi khoa học làm rõ hơn thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN;

- Nội dung chủ đạo của kinh tế nhà nước về kinh tế tập thể;

- Chế độ kinh tế như thế nào để vừa đảm bảo thực hiện tăng trưởng kinh tế, đồng thời thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội;

- Làm thế nào để vừa tận dụng vốn nước ngoài, khoa học - công nghệ cao của thế giới, vừa phát huy có hiệu quả nguồn lực trong nước theo phương châm: nội lực là chủ yếu và ngoại lực là quan trọng;

- Tính bền vững trong phát triển, sự hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, v.v...

Thông tin theo chiều sâu là thông tin có xử lý, phân tích chính xác nội dung thông tin.

Thông tin có sự phân tích xác định những yếu tố tăng trưởng, tìm rõ nguyên nhân là cách tốt nhất giúp cho các cơ quan và cán bộ lãnh đạo, những người làm kế hoạch vĩ mô cũng như vi mô, dài hạn cũng như tác

nghiệp trong công việc của mình. Yếu tố tăng trưởng của kinh tế Việt nam hiện nay là do đâu? Theo một số nhà phân tích thì tăng trưởng của Việt Nam vừa qua chủ yếu là do tăng vốn đầu tư, yếu tố xuất khẩu không phải là chủ yếu vì chúng ta đang nhập siêu. Để đảm bảo cho tăng trưởng, phải dựa vào cả những yếu tố khác như tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tăng hiệu quả xuất khẩu, tăng tiêu dùng trong nước, đặc biệt chú ý tăng các yếu tố dẫn đến tăng giá trị gia tăng. Bản chất của kinh tế xuất khẩu nước ta hiện nay là xuất khẩu công nghiệp gia công, tức là nhập máy móc và nguyên liệu, sử dụng lao động trong nước và chủ yếu dựa vào công nghệ nước ngoài để tạo ra sản phẩm xuất khẩu, chẳng hạn như các mặt hàng dệt may, giày dép, điện tử. Vì vậy, dù có tăng GDP với tốc độ cao mà phần giá trị gia tăng thấp thì ý nghĩa kinh tế cũng thấp, ngược lại, nếu tăng GDP thấp mà giá trị gia tăng cao thì vẫn hiệu quả hơn. Hiện nay tỷ lệ huy động vốn đầu tư cho phát triển của nước ta chiếm trên 40% GDP (năm 2004: 40,7 %; 2005: 40,9%; 2006: 41%; 2007: 40,4%; 2008: 41,3%; 2009: 42,2%), ở mức rất cao. Đó là một nét tích cực về kinh tế - xã hội, song điều cần phải lưu ý là song song với việc huy động vốn đầu tư là phương cách sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. Ấn Độ có tỷ lệ vốn đầu tư không lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn cao nhờ hiệu quả đầu tư của họ cao hơn nhiều so với Việt Nam. Như vậy, nếu có thông tin sâu hơn để thấy rằng hiệu quả đầu tư không cao là một vấn đề hệ trọng về kinh tế và xã hội, thậm chí là vấn đề liên quan đến chính trị sau này. Một cách đánh giá hiệu quả đầu tư là xem xét mối tương quan giữa tăng vốn với tăng GDP, ở chỗ cứ tăng lên 1% GDP thì cần tăng bao nhiêu % vốn đầu tư, nếu tăng vốn càng ít thì chứng tỏ đầu tư càng hiệu quả.

Công thức tính thông thường tính hiệu quả kinh tế là: Hiệu quả vốn đầu tư = Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

Với công thức này, hệ số càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nước ta thời kỳ những năm 1991-2007 là 4,86 lần. Trong khi đó, cũng ở vào thời kỳ công nghiệp hoá như ta, các

nền kinh tế trong khu vực có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn hẳn, ví dụ: Đài Loan là 2,7 lần (1961-1980), Hàn Quốc: 3 lần (thời kỳ 1961-1980), Inđônêxia: 3,7 lần (1981-1995), Trung Quốc: 4 lần (2001-2006), Thái Lan: 4,1 lần (1981 -1995). Hơn nữa, điều đáng ngại là chỉ số này của nước ta đang ngày càng tăng lên. Một kết luận dựa trên thực tế là, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam hiện nay rất kém và đang ngày một kém hơn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng, quản lý vĩ mô yếu kém là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến quy hoạch và kế hoạch kém, quy hoạch không đồng bộ, chồng chéo, dàn trải, từ đó gây ra trùng lắp công trình. Thí dụ như, phong trào mía đường, tỉnh này xây dựng nhà máy đường thì tỉnh kia cũng làm theo. Kết quả là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế đã phải chuyển nhà máy đường đi nơi khác và nông dân trồng mía đã phải khốn đốn. Một phần là do quy hoạch kém tầm nhìn, nhưng mặt khác do vẫn chưa thoát ra khỏi tư duy kế hoạch cũ, vẫn bố trí chỉ tiêu theo kiểu bao cấp, xin cho dự án. Các địa phương thi nhau xây dựng cảng và sân bay! Điều đó dẫn đến tình trạng một số dự án, công trình chưa được thiết kế từ tổng thể đến chi tiết, nhưng đã được duyệt, chưa có vốn đã thi công, gây nợ đọng cho các đơn vị thi công. Tình trạng nợ đọng, nợ xấu chủ yếu là do chiếm dụng vốn lẫn nhau, ngân hàng cũng phải chịu hệ lụy, dư đọng tín dụng cao, áp lực tín dụng lớn và dẫn đến lạm phát. Như vậy, từ tiêu cực của cơ chế cũ lại cộng hưởng với tiêu cực của cơ chế mới đã dẫn đến những hậu quả không đáng có khi mở rộng quyền cho các tỉnh được quyết định phê duyệt dự án đầu tư cấp tỉnh, như tình trạng trùng lặp dự án giữa các địa phương trở nên phổ biến dẫn đến nguy cơ đầu tư dàn trải và manh mún, hiện tượng cát cứ kinh tế và những hậu quả tiêu cực khác. Do vậy, TTKH cần phải thông tin cho các cấp quản lý cũng như các nhà doanh nghiệp thấy rằng không chỉ cấn đầu tư vốn mà còn phải đầu tư trí tuệ và đặc biệt phải chú ý đến hiệu quả, kinh tế phải được phát triển trong mối quan hệ thị trường công khai, công bằng.

Nếu giá cả thực tế của cổ phiếu vượt quá xa so với giá danh nghĩa do công ty phát hành chứng khoán ấn định thì sẽ xảy ra một sự phát triển

ảo. Tức là công ty phát triển do cổ phiếu tăng giá. Đến một thời điểm nào đó, vượt quá ngưỡng của sự tăng ảo thì sẽ dẫn đến giá cổ phiếu phải tụt xuống. Bởi vì, tổng giá trị thực của công ty không đảm bảo tương ứng với tổng giá cả cổ phiếu của công ty đó. Và do đó các "bong bóng chứng khoán" sẽ bị vỡ, nền kinh tế dễ bị khủng hoảng dây chuyền. Do vậy, phải có dự báo và định hướng trong phân tích thông tin.

- Chuyển thông tin thành hành động. Đây là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng thông tin. Các TTKH trải qua nhiều khâu nhưng khâu biến thành lực lượng kinh tế mang tính hành động mới có ý nghĩa quyết định. TTKH không chỉ là tri thức mang tính nhận thức mà phải được biến thành sự vận động sản xuất và lưu thông. Thí dụ, thông tin về việc anh Hoàng Văn Thương (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có sáng kiến về việc cải tiến giảm khí thải độc và khói khi đun than tổ ong. Thông tin đó có ý nghĩa khoa học, kinh tế, thân thiện với môi trường, nhưng nó chỉ có ý nghĩa khoa học và kinh tế đích thực khi được áp dụng rộng rãi. Sản xuất than tổ ong theo phương pháp mới được áp dụng rộng rãi thì sản phẩm mới đem lại lợi ích to lớn về kinh tế và môi trường, được người tiêu dùng hoan nghênh.

TTKH phải đến nơi đến chốn. Chuyên mục: “chuyện nhà nông” của Đài Truyền hình Việt Nam, cũng là một cách làm thông tin thiết thực, phổ biến kinh nghiệm đến thẳng với người nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 134 - 139)