- Nhóm các cơ quan thông tin của địa phương
2.2. THÔNG TIN KHOA HỌC ĐÃ PHỤC VỤ CÓ HIỆU QUẢ CHO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY KINH TẾ
TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY KINH TẾ
TTKH đã đăng tải kịp thời với sự giải thích, luận chứng một cách có căn cứ các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về công cuộc xây dựng CNXH, đặc biệt là công cuộc đổi mới bao gồm đổi mới
tư duy về CNXH, cách tiếp cận vấn đề xã hội và xây dựng đường lối, đổi mới nội dung quan trọng đầu tiên là kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị (trong đó có đổi mới Đảng, đổi mới Nhà nước), đổi mới về văn hoá tinh thần - tức là đổi mới toàn diện xã hội, nhưng đổi mới có tuần tự, có trọng tâm và đảm bảo cho sự phát triển của xã hội Việt Nam theo quỹ đạo XHCN.
TTKH đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới này, nó thúc đẩy chuyển biến tư duy, tư tưởng của xã hội, làm thay đổi mang tính đột phá về quan niệm CNXH, về con đường đi lên CNXH. Các cơ quan truyền thông, các cơ quan hoạt động khoa học và tư tưởng đã chuyển tải kịp thời, đúng đắn các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng về đổi mới từ Đại hội VI của Đảng. Trong lịch sử phát triển của Đảng, Đại hội VI (12/1998) có một vị trí rất đặc biệt. Đó là Đại hội khẳng định phải đổi mới CNXH ở Việt Nam. Nó có ý nghĩa quyết định mang tính sống còn của CNXH Việt Nam. Vì vậy, công tác TTKH đã truyền tải quan điểm đúng đắn của Đảng là kiên định giữ vững mục tiêu và con đường XHCN, đổi mới tư duy về CNXH. Lúc bấy giờ do ảnh hưởng về nhận thức nên ngay trong Đảng đã có 3 loại quan điểm:
- Loại thứ nhất muốn đổi mới theo CNXH, trong khi vẫn giữ vững mục tiêu XHCN, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng.
- Loại thứ hai lại muốn theo tư tưởng đa nguyên toàn diện.
- Loại thứ ba là bảo thủ, sợ đổi mới, hoặc chỉ đổi mới cục bộ và rất dè dặt.
Có hai loại bệnh đối nghịch nhau: ảo tưởng và bảo thủ nhưng lại cùng chung một nguồn gốc, đó là chủ nghĩa giáo điều bao gồm giáo điều cũ và giáo điều mới. Vì vậy, tư tưởng sợ đổi mới, không thấy được căn bệnh giáo điều đã gây nguy hại cho cách mạng và xã hội, và muốn giữ lấy các nguyên tắc, hình thức cũ của CNXH như công hữu triệt để, nhà nước bao cấp và phân phối bình quân, kế hoạch hóa phi thị trường v.v... Sợ các công cụ của sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường như: tự do lưu thông hàng hóa, cạnh tranh, lợi nhuận, chênh lệch thu nhập. Song mặt khác, một
loại quan điểm cực đoan mang tính "tả khuynh" vô nguyên tắc là áp dụng chủ nghĩa đa nguyên chính trị. Ở các nước XHCN đã tiến hành cải cách XHCN với các tên gọi khác nhau như "cải cách và mở cửa" ở Trung Quốc (từ 1978), "cải tổ" ở Liên Xô, "đổi mới" ở Việt Nam, ở Đông Âu thì có các chương trình cải cách. Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã đi chệch hướng cải cách XHCN vì thực hiện sự đa nguyên chính trị. Do vậy trong tuyên truyền, khi xuất hiện quan điểm đó, các cơ quan truyền thông đã kịp thời phanh lại và có sự đấu tranh phê phán để những tư tưởng chính trị lệch lạc không gây tác hại tiêu cực đối với đất nước, trước hết là đối với sự lãnh đạo của Đảng và đời sống tư tưởng xã hội.
Có thể nói TTKH chính trị đã có những thành tích lớn trong việc phục vụ công cuộc đổi mới và chấn hưng phát triển ở nước ta.
Đánh giá những thành tựu toàn diện và quan trọng của sự nghiệp "Đổi mới" đất nước trong 20 năm qua, cuộc Hội thảo bàn tròn cấp cao thuộc Dự án "Hỗ trợ Tổng kết 20 năm đổi mới ở Việt Nam" do Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển đồng tổ chức đã thống nhất cho rằng: Hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã thành công trong việc thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao; hệ thống cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường vị thế quốc tế của Việt Nam; tình trạng nghèo đói giảm từ 70% những năm 1980 xuống dưới 19% năm 2006 và tăng chỉ số phát triển con người từ xếp thứ 120/174 năm 1994 lên 108/177 nước trên thế giới năm 2005. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 50 năm 1960 lên 72,1 tuổi năm 2009; Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 720 USD, tăng 80 USD so với năm 2005 23). Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 850 USD, năm 2008: 960 USD, năm 2009: khoảng 1.000 USD. Coi như chúng ta đã thoát ra khỏi nhóm các nước nghèo. Theo số liệu mới đây của Liên