Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA (Trang 56 - 57)

Từ phía Việt Nam

Việt Nam có nhiều doanh nghiệp quy mô rất nhỏ (vốn, diện tích đất nông nghiệp trên quy mô lớn), thấp về chất lượng (lao động, công nghệ, nguyên liệu gạo xuất khẩu) và khó khăn trong tiếp cận vốn. Bản thân về cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn lạc hậu và chưa có hướng quy hoạch cụ thể và tới nơi tơi chốn đồng thời cũng chưa có các dây chuyền đóng gói và bảo quản hiện đại. Một trở ngại lớn nữa đến từ chính sách nhà nước, các thủ tục của ta vẫn còn rườm rà và cứng nhắc, chất lượng về thể chế và môi trường kinh doanh chưa có được cao. Các chính sách đưa ra để thúc đẩy và hỗ trợ xuất khẩu cũng chưa phát huy được hết khả năng và chưa thực sự hiệu quả.

Từ phía thị trường EU

Điểm nhận thấy rõ ràng nhất chính là từ sự cách biệt về văn hoá và phong tục, Việt Nam chịu nền văn hoá phương Đông và số đông là dựa vào gạo là nguồn lương thực chính ngoài ra vì hầu hết các quốc gia châu Á đều là các nước đang phát triển vì thế mức chi tiêu, lối tiêu dùng của họ vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên ở các nước châu Âu, mức sống của họ cao hơn nên thị hiếu tiêu dùng của họ thường là các mặt hàng có giá trị cao dù mức giá không hề rẻ. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ khác nhau từ cả trong và ngoài khu vực. Một điểm nữa đó là các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu đối với gạo Việt Nam vào thị trường EU vô cùng chặt chẽ; kỹ lưỡng và nghiêm ngặt vậy nên đây cũng là trở ngại lớn cho một nước như Việt Nam khi mà khoa học công nghệ chưa được phát triển để kiểm định và nhận định chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu.

48

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)