Năm 2020 là một năm đánh dấu sự đóng băng của nền kinh tế thế giới do ảnh hưởng trầm trọng từ đại dịch Covid-19, nhất là đối với các hoạt động giao thương quốc tế. Hình ảnh những chiếc máy bay đỗ hang loạt ở sân bay mà không có một bóng người hay hình ảnh những chiếc container trống nằm la liệt ở cảng do lệnh cấm buôn bán; di chuyển để giảm thiếu được mức độ lây lan của dịch bệnh này khiến ai cũng cảm thấy lặng đi.
Có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019 tính tới nay thì dịch Covid-19 đã bùng phát tại 215 quốc gia với số lượng người mắc lên đến 41.518.941 người và có hơn 1 triệu người đã tử vong do dịch bệnh này. Đại dịch gây ảnh hưởng toàn diện và sâu rộng tới tất cả quốc gia trên thế giới và cho tới 6 tháng đầu năm 2021 thì dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Kinh tế thế giới rơi vào trạng thái suy thoái nghiêm trọng; gây gián đoạn tới chuỗi cung ứng toàn cầu kèm theo đó là gây lũng đoạn tới tất cả các ngành nghề từ xuất, nhập khẩu; logistics; du lịch cho tới y tế, giáo dục…
Theo như báo cáo của IMF và WB vào tháng 10/2020 dự báo kinh tế thế giới năm này suy giảm từ -5,2% đến -4,4%. Các mặt hàng được coi là nhu yếu phẩm (hàng nông sản) như là gạo; ngũ cốc…cũng phải rất khó khăn mới có thể xuất khẩu và cung ứng đủ cho dân số của toàn cầu. Trước sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, theo như Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc cho biết thì họ đã nghĩ tới việc hạn chế xuất khẩu lương thực thực phẩm để đảm bảo nguồn cung tại mỗi quốc gia trong ngắn hạn.
Dù vậy nhưng đây cũng không phải là một giải pháp hay bởi lẽ nó sẽ gây ra sự khủng hoảng; lũng đoạn dẫn đến việc tăng giá trên thị trường quốc tế; những hậu quả đó nền kinh tế đã phải hứng chịu vô cùng nặng nề từ cuộc khủng hoảng giá lương thực năm 2007-2008. Tuy là có nhiều khó khăn thế nhưng sau những trận mưa luôn có cầu vồng, theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng sản xuất gạo toàn cầu năm 2020 ước tính đặt khoảng 501,1 triệu tấn, tức là tăng 1,21% so với năm ngoái.
Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy nhu cầu về gạo của người dân toàn cầu vẫn đang tăng và tất nhiên trong thời kỳ đại dịch này thì yếu tố về lương thực nhất là gạo lại càng quan trọng; càng mang tính cấp thiết hơn. Chính vì tình hình sản xuất gạo của thế giới tăng dẫn tới xuất khẩu gạo cũng có dấu hiệu tăng.
49
Trong 11 tháng đầu năm 2020, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Indonesia (gấp 2,8 lần, đạt 88,3 nghìn tấn và 47,8 triệu USD) và Trung Quốc (tăng 91,6%, đạt 752,3 nghìn tấn và 431,7 triệu USD). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất trong 11 tháng đầu năm 2020 là Iraq (giảm 65,6%, đạt 90 nghìn tấn và 47,6 triệu USD).
Theo dự báo của bộ Nông nghiệp Mỹ thì Việt Nam sẽ đạt 6,4 triệu tấn, tăng 233 nghìn tấn so với năm trước; Thái Lan cũng được ước tính sản lượng xuất khẩu đạt 6,1 triệu tấn tăng gần 400 nghìn tấn và Ấn Độ cũng đạt 15,5 triệu tấn, tăng 940 nghìn tấn. Những dự báo này là có căn cứ cụ thể và rõ ràng nên ta cũng coi như đây là tin vui trong hoạt động xuất khẩu gạo của thế giới.