Những nước láng giềng như Thái Lan và Campuchia đã thành công trong việc xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu, họ có những kế hoạch; những tính toán đặc biệt là những kinh nghiệm quý giá mà Việt Nam cần học hỏi để có thể xuất khẩu gạo vào EU một cách thuận lợi.
Thứ nhất, ta phải đặt giống cây trồng lên làm gốc; phải tập trung hoàn toàn từ
quy trình chăm bón; sàng lọc cho tới nghiên cứu; chế tạo ra các giống gạo mới. Ở Việt Nam, đa số lúa sau khi thu hoạch sẽ được làm giống cho kỳ sau mà không trải qua bất cứ quá trình sàng lọc hay phân loại nào cả dẫn tới sự không đồng đều; không thống nhất trong từng giống gạo. Một phần nữa là do nước ta cũng chưa đưa ra các yêu cầu cụ thể về việc thống nhất các loại hạt đạt yêu cầu; đạt chỉ tiêu được đề ra. Điều này cũng gây ra bất lợi lớn cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ngoài ra, ta cần phải đầu tư nhiều hơn vào việc nghiên cứu và phát triển cho ra các giống lúa mới có tính đặc trưng riêng; có thể phù hợp với khí hậu và đất đai ở từng vùng. Ngoài ra, cần tập trung nhiều vào các giá trị dinh dưỡng mà giống gạo đem lại bởi để hoàn thiện hơn quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu thì cần đa dạng hoá các giống lúa đồng thời tập trung vào chất lượng của từng loại.
19
Thứ hai, Việt Nam cần phải áp dụng khoa học kỹ thuật; công nghệ cao vào quá
trình sản xuất từ khâu trồng trọt tới bước thu hoạch; chế biến, bảo quản và cả đóng gói cũng như vận chuyển. Đầu tư đổi mới các thiết bị và công nghệ hiện đại cho việc chế biến và bảo quản các giống cây trồng là yếu tố chủ chốt để tạo ra những bước tiến xa hơn để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong sản xuất và xa hơn là cho xuất khẩu.
Ngoài ra, ta cũng nên theo xu hướng hiện nay; quan tâm nhiều hơn tới việc bảo vệ môi trường cũng như tính an toàn cho mỗi loại thực phẩm. Thay vì sự dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học thì hãy chuyển sang dùng các sản phẩm lành tính; mang tính chất sinh học.
Quá trình xuất khẩu hàng hoá sẽ càng hoàn thiện hơn nếu ta xây dựng được một kế hoạch lâu dài; bền vững và có tính chiến thuật cao; cần nghiên cứu kỹ các thị trường phù hợp với khả năng của quốc gia và sau đó xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng thị trường. Việc nghiên cứu thị trường; nghiên cứu đổi thủ không bao giờ là thừa thãi và chắc chắn sẽ đem lại những quyết định mang tính chính xác và đạt được hiệu quả xuất khẩu cao.
20
Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO EU
TRONG BỐI CẢNH CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA 2.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
2.1.1. Tổng quan về hiệp định EVFTA
EVFTA là một trong những hiệp định vô cùng quan trọng đối với Việt Nam bởi lẽ châu Âu là thị trường rộng lớn; có tiềm năng khai thác và phát triển rất là cao. Hiệp định được thông qua đồng thời mở ra một trang mới cho nền kinh tế Việt Nam; các lợi ích đem lại từ những điều khoản trong hiệp định này có lợi rất lớn cho hoạt động xuất khẩu của nước ta; giúp đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm nhất là đối với các nhóm hàng có lợi thế tuyệt đối của Việt Nam là nông; thủy; hải sản.
Không những vậy, khi Việt Nam ký kết được hiệp định thương mại tự do với thị trường khó tính nhất thế giới – thị trường châu Âu thì sẽ tạo được sự tin tưởng cho các nước khác và mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới.
Sơ đồ 1.1. Quá trình ký kết hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Vào tháng 10 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao uỷ Thương mại EU đã có buổi gặp mặt và thông báo sẽ bắt đầu quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tới tháng 12 năm 2015, quá trình đàm phán đã đi vào hồi kết đồng nghĩa với việc cả hai bên sẽ cùng nhau rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
Tháng 10/2010: Hai bên gặp mặt và bắt đầu quá trình đàm phán Tháng 12/2015: Kết thúc đàm phán và chuẩn bị ký kết Hiệp định Tháng 6/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý cấp kỹ thuật Tháng 9/2017: EU đề nghị tách EVFTA thành 2 hiệp định Ngày 17/10/2018: EU thông qua cả 2 hiệp định là EVFTA và IPA Ngày 25/6/2019:
Hội đồng châu Âu phê duyệt ký hiệp định Ngày 30/6/2019: Việt Nam và EU ký hiệp định EVFTA và IPA Ngày 30/3/2020:
Hội đồng châu Âu thông qua hiệp định EVFTA
Ngày 1/8/2020:
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực
21
Vào tháng 6 năm 2017, việc rà soát đã hoàn thành ở cấp kỹ thuật. Tới tháng 9 cùng năm đó, EU đề nghị tách hiệp định EVFTA thành 2 hiệp định riêng biệt do xảy ra phát sinh một số vấn đề liên quan tới thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do. Hiệp định được tách thành Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư.
Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung của EVFTA trừ mục đầu tư với sự phê chuẩn của EU và được thực thi tạm thời.
Hiệp định Bảo hộ đầu tư hay còn gọi là hiệp định IPA bao gồm bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư dưới sự phê chuẩn của cả Nghị viện châu Âu lẫn nghị viện các nước thành viên. Phải có sự phê duyệt của cả hai thì mới được thực thi.
Tới tháng 8 năm 2018, việc rà soát pháp lý của Hiệp định IPA hoàn tất tất cả các khâu. Ngày 17 tháng 10 năm 2018, Uỷ ban châu Âu đã chính thức thông qua cả hai hiệp định là EVFTA và IPA.
Ngày 25 tháng 6 năm 2019 thì Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định và chỉ 5 ngày sau đó chính là cột mốc lịch sử; đánh dấu sự kiện Việt Nam và EU chính thức ký EVFTA và IPA.
Tới ngày 21 tháng 1 năm 2020 thì Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA. Cuối tháng 3 tức ngày 30 tháng 3 năm 2020, Hội đồng châu Âu thông qua hiệp định EVFTA.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA. Tới ngày 1 tháng 8 năm 2020, Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực sau khi đã được Quốc hội hai bên phê chuẩn.
2.1.2. Các cam kết của hiệp định EVFTA liên quan đến sản phẩm gạo
2.1.2.1. Lộ trình cắt giảm thuế quan
Sau khi Hiệp định EVFTA được ký kết, hầu hết các sản phẩm của Việt Nam sang châu Âu sẽ được giảm thuế, một số mặt hàng sẽ không phải chịu thuế sau một vài năm nhất định. Đặc biệt, đối với mặt hàng gạo sẽ nhận được ưu đãi vô cùng lớn mà không phải quốc gia nào cũng có thể nhận được.
EU đặt ra hạn ngạch cho mặt hàng gạo với Việt Nam là 80.000 tấn trong một năm bao gồm 30.000 tấn gạo xay xát; 20.000 tấn gạo chưa xát và 30.000 tấn gạo thơm; riêng gạo tấm EU sẽ tạo điều kiện để tự do hoá hoàn toàn. Theo quy định của Hiệp định EVFTA thì chỉ có 9 giống lúa thơm đủ điều kiện hưởng hạn ngạch về thuế quan là: Hoa nhài 85; chủng gạo ST gồm ST5 và ST 20; Nàng hoa 9; VD20; RVT; chủng OM bao gồm OM4900, OM5451 và Tài Nguyên Đào.
Sau 3 đến 5 năm, EU cam kết sẽ đưa thuế suất về mức 0% đối với các sản phẩm từ gạo. Đây là một sự ưu đãi lớn và có lợi thế tuyệt đối cho Việt Nam bởi lẽ những
22
nhà xuất khẩu gạo lớn vào châu Âu như Thái Lan; Campuchia hay Myanmar đều đang chịu chung một hoàn cảnh đó là bị áp thuế tuyệt đối cho mặt hàng này cho tới hết năm 2021, cụ thể:
Vào năm 2019, mức thuế dành cho mặt hàng gạo là 175 Euro/tấn. Mức thuế này đã giảm đi 25 Euro/tấn vào năm 2020; tức là còn 150 Euro/tấn. Cho tới năm 2021 – năm cuối cùng chịu thuế tuyệt đối thì các nước đó phải chịu 125 Euro/tấn. Tuy nhiên đối với VIệt Nam, những ưu ái cho việc xuất khẩu mặt hàng gạo lại có lợi hơn một chút đó là EU đưa ra mức hạn ngạch cho Việt Nam đối với sản phẩm gạo là 80.000 tấn, nếu đạt được con số đó thì mức thuế xuất của mặt hàng này sẽ đạt mức 0% tưucs là miễn giảm thuế; còn nếu không đạt đủ hạn ngạch này thì coi như thuế xuất đó vẫn như mức thoả thuận trong hiệp dịnh.
Qua đó, có thể thấy sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU có cơ hội rộng mở và có các bước tiến xa hơn. Đặc biệt là với gạo Việt Nam – mặt hàng nhận được nhiều sự ưu tiên nhất; được tạo nhiều cơ hội nhất; Việt Nam cần nắm bắt thật chắc cơ hội này để có thể tăng sản lượng của mặt hàng mà nước ta dành lợi thế tuyệt đối đồng thời cũng nâng cao giá trị của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường quốc tế nói riêng.
2.1.2.2. Các yêu cầu về phi thuế quan a. An toàn vệ sinh thực phẩm
Cũng giống như các mặt hàng nông sản khác được xuất khẩu sang châu Âu, mặt hàng gạo cũng cần phải thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Theo luật chung về thực phẩm, ở đó có quy định về an toàn thực phẩm tại thị trường châu Âu và những điều khoản về an toàn thực phẩm này cũng được áp dụng cho tất cả các chủng loại gạo.
Khi xuất khẩu sang EU cần đảm bảo rằng các sản phẩm này tuân thủ theo hệ thống an toàn đã được đặt ra như ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).
b. Hạn chế lượng thạch tín có trong gạo
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề trong gạo có chứa thạch tín, Hoa Kỳ đã đưa ra dự thảo với 100 phần tỉ thạch tín có trong gạo. Từ đó, FDA đã kiểm tra 76 mẫu gạo trên thị trường và có 47% đạt chuẩn 100 phần tỉ và có 78% đạt chuẩn 110 phần tỉ. Kết quả cho thấy, đã có hơn một nửa là đạt yêu cầu; 30% còn lại thêm một chút nữa là đạt yêu cầu và 20% còn lại thì cách khá xa với việc đạt chuẩn yêu cầu đưa ra.
Không chỉ có mỗi Hoa Kỳ nhận ra điều này mà cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu cũng đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong gạo có chứa một hàm lượng lớn thạch tín thứ mà nếu bị nhiễm nhiều sẽ gây ra các hậu quả khá là lớn như ung thư
23
da. Thạch tín thuộc nhóm bán kim loại vô cơ và tồn tại trong tự nhiên và được chia ra làm 2 loại là thạch tín vô cơ và thạch tín hữu cơ. Ngoài ra, thạch tín tồn tại trong các loại thực vật và mô thịt động vật thì đều là thạch tín hữu cơ nên không thể tránh khỏi hoàn toàn được. Do đó theo điều luật 2015/1006 thì Uỷ ban châu Âu đã đưa ra giới hạn về lượng thạch tín có thể có trong gạo.
Bảng 1.1. Hàm lượng thạch tín cho phép trong gạo
Gạo xát (gạo trắng) 0,20 mg/kg
Gạo đồ và gạo xát vỏ (gạo lứt) 0,25 mg/kg
Bột gạo 0,10 mg/kg
Bánh gạo 0,30 mg/kg
(Nguồn: CBI)
Nhìn vào bảng 1.1 có thể thấy hàm lượng thạch tín cho phép trong mỗi loại gạo là khác nhau dựa vào đặc điểm của chúng. Để có thể sử dụng gạo trắng mà không để ảnh hưởng tới cơ thể thì lượng thạch tín có trọng gạo trắng chỉ được rơi vào trong 0,20 mg/kg. Đối với gạo đồ và bột thì mức thạch tín sẽ được lần lượt phân bổ là 0,25 và 0,10 mg/kg. Lượng tạch tín trong bánh gạo được Ủy ban châu Âu đưa ra mức giới hạn là 0,30 mg/kg và cũng là mức thạch tín có nhiều nhất trong các sản phẩm tới từ gạo.
c. Giới hạn dư lượng tối đa
Với các sản phẩm nông sản; bao gồm cả lúa gạo thì việc giới hạn lượng thuốc trừ sâu có trong đó là một điều vô cùng quan trọng và luôn luôn phải chú trọng lên hàng đầu. Giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu tối đa được phép sử dụng cho gạo phải tuân theo những quy định về hàm lượng thuốc trừ sâu được sử dụng trong gạo áp dụng trong EU có yêu cầu giới hạn dư lượng Tricyclazole (hoạt chất trừ nấm) được sử dụng cho gạo phải giảm từ 1 mg/ kg xuống 0,01 mg/kg.
d. Yêu cầu về chất lượng
Uỷ ban châu Âu đã đặt ra những tiêu chuẩn nhất định cho các sản phẩm về lúa gạo theo Quy tắc Cộng đồng số 1785/2003. Các mặt hàng lúa gạo sẽ phải tuân thủ theo những tiêu chí nhất định đã được đặt ra bởi pháp luật của Liên Minh châu Âu. Các tiêu chuẩn được quy định vô cùng cụ thể và chi tiết.
Một trong những tiêu chuẩn được đưa ra đó là gạo phải có chất lượng tốt và hợp lý trên thị trường, không có mùi; chứa độ ẩm tối đa 13% hay chiều dài, chiều rộng các hạt không được lớn hơn một con số cụ thể. Gạo cần phải được giữ ở nơi khô ráo,
24
không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để đảm bảo được trạng thái tốt nhất của gạo trong suốt quá trình lưu kho, bốc xếp và vận chuyển hàng hoá.
e. Yêu cầu về nhãn mác
Nếu muốn xuất khẩu gạo sang châu Âu, nhà xuất khẩu bắt buộc phải dán nhãn sản phẩm của mình. Cách dán nhãn mác này phải tuân theo quy định của EU cũng như trong hợp đồng giữa hai bên. Đối với các đơn hàng gạo xuất khẩu với số lượng lớn, một phần thông tin này có thể được cung cấp trong hợp đồng hay các tài liệu thương mại.
Ngoài ra, nhãn mác phải bao gồm tất cả các biểu tượng chứng nhận (nếu có) và biểu tượng của nhà bán lẻ (trong trường hợp sản phẩm được tiếp thị dưới nhãn hiệu riêng). Có thể sử dụng tiếng anh như một ngôn ngữ phổ thông khi xuất khẩu mặt hàng vào thị trường châu Âu nhưng họ cũng yêu cầu là phải có ngôn ngữ riêng của quốc gia mà mình muốn xuất khẩu hàng hoá vào.
f. Yêu cầu đóng gói và xử lý
Gạo thường được đóng trong các bao có kích cỡ khác nhau như là 5kg, 10kg, 15kg, 20kg, 25kg hoặc 50kg. Kích cỡ phổ biến của một bao gạo thường rơi vào túi 20–25. Hầu hết các bao bì đều được làm bằng vải PP dệt, tuy nhiên với xu hướng thân thiện với môi trường hiện này; họ cũng khuyến khích nên sử dụng các loại túi giấy dày nhằm sử dụng cho các loại gạo cụ thể như là các loại gạo hữu cơ. Nếu muốn sử dụng các chất liệu khác để làm bao tải đựng gạo thì cần phải nghiên cứu kỹ các chất liệu được chấp nhận trong thị trường châu Âu.
2.1.3. Việt Nam cải thiện chất lượng gạo theo tiêu chuẩn châu Âu
Để đạt được chất lượng gạo theo yêu cầu của EU cũng như để hưởng ưu đãi hạn ngạch 30.00 tấn gạo thơm xuất khẩu vào thị trường này thì vào ngày 09/04/2020, thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang thị trường EU bởi lẽ gạo thơm là mặt hàng được sử dụng chủ yếu tại thị trường này. Theo nghị định, để nhận được chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc danh mục chính phủ quy định tại điểm 8 mục 1 phần B Phụ lục 2–A của Hiệp định EVFTA được hưởng miễn thuế cũng như để cải thiện chất lượng gạo đạt chuẩn yêu cầu châu Âu thì Chính Phủ đã đặt ra 2 điều kiện mà bắt buộc các