3.4.3.1. Thay đổi quy trình canh tác, trồng trọt so với trước đây; sử dụng máy móc để sản xuất cũng như thu hoạch
Người nông dân cần học hỏi thêm và tìm hiểu các phương thức canh tác cũng như gieo trồng mới để có thể áp dụng vào sản xuất giống gạo chất lượng cao. Như vậy mới có thể đạt được chất lượng mà thị trường châu Âu đặt ra. Việt Nam nổi tiếng với ngàn đời là nền văn minh lúa nước vì vậy hầu hết những kinh nghiệm về trồng trọt, chăm bón lúa gạo đều là kinh nghiệm mà họ có được do ông cha truyền lại chứ không có bất cứ sự can thiệp nào của khoa học. Tuy nhiên, nếu như Việt Nam vẫn đi theo hướng này để áp dụng vào trong việc sản xuất mặt hàng gạo xuất khẩu thì hiệu quả sẽ giảm đi đáng kể vừa về mặt sản lượng lẫn kim ngạch vì không đáp ứng được tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu.
Vì vậy để khắc phục những yếu điểm đó bản thân mỗi người nông dân cần học hỏi các phương pháp mới từ các diễn đàn nông nghiệp, các trang báo mạng điện tử hoặc tham gia các buổi đào tạo tập huấn được tổ chức để đưa ra những phương án hợp lý; những phương án làm tăng năng suất sản xuất cũng như tăng chất lượng của mặt hàng.
3.4.3.2. Giảm lượng thuốc bảo vệ trong khi tưới
Từ tháng 1/2018 thì Uỷ ban Châu Âu đã quy định mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực phẩm cho phép trong gạo nhập khẩu là 0,01mg/kg. Tuy nhiên, tại Việt Nam lượng thuốc bảo vệ này được sử dụng cho thực vật đã bị lạm dụng quá nhiều vì hiểu biết của người nông dân về các loại thuốc này là có giới hạn và cũng do họ chưa có tư tưởng là phải đặt chất lượng của mặt hàng lên đầu tiên và họ chỉ quan tâm vào lợi nhuận nên họ muốn là mọi cách để có thể bán được thật nhiều hàng hoá nhưng lại không hề lường trước được tác hại của nó.
Nhìn chung thì yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là một rào cản tương đối lớn đối với Việt Nam. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn thì Việt Nam cũng phải tiếp xúc với các yêu cầu khắt khe như vậy nên đây coi như là bước khởi đầu và cũng có thể sau một thời gian làm quen với nhũng tiêu chí này rồi, người nông dân dần dần quen và áp dụng vào trong quá trình sản xuất của họ. Điều này sẽ khiến cho Việt Nam dễ dàng có cơ hội để tiếp cận các thị trường khác hơn và những yêu cầu ấy là cực kỳ cần thiết và quan trọng để có thể bảo vệ được chất lượng của sản phẩm cũng như không gây ra bất cứ ảnh hưởng xấu gì tới con người. Người nông dân Việt Nam cần để ý và làm đúng theo quy định đã đề ra để mặt hàng gạo Việt Nam có thể thuận lợi xuất khẩu vào thị trường châu Âu.
61
KẾT LUẬN
Bài viết này viết ra để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu đồng thời nghiên cứu và tìm hiểu kỹ các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu gạo từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU. Hơn nữa, trong quá trình tìm hiểu các tài liệu liên quan đến xuất khẩu gạo như là sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu hay những cơ hội và thách thức mà Việt Nam gặp phải thì bản thân em cũng đã biết được nhiều thông tin; nhiều kiến thức mà trước giờ em chưa có cơ hội để tìm hiểu và nghiên cứu. Từ đó, em đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường EU; thúc đẩy về cả số lượng lẫn chất lượng của gạo khi xuất khẩu sang châu Âu. Để gạo Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu chất lượng của EU thì các cấp chính quyền, các công ty xuất khẩu gạo cần thiết lập mối quan hệ bền chặt. Trong đó, chính phủ Việt Nam cần thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân tiếp cận thông tin mới nhất, chính xác nhất về yêu cầu chất lượng gạo nhập khẩu của EU. Đồng thời đưa ra các chính sách hỗ trợ nông dân trồng và chăm sóc lúa một cách có kỹ thuật vì hiện nay nông dân Việt Nam sản xuất lúa gạo chủ yếu dựa vào kinh nghiệm do ông cha truyền lại. Ngoài ra còn nâng cao hiểu biết của nông dân về sản xuất lúa nước để đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cần định hướng cho nông dân sử dụng các sản phẩm sinh học an toàn cho môi trường và sức khỏe con người theo yêu cầu của EU. Ngoài ra, chính phủ và các công ty xuất khẩu gạo cần nghiên cứu năng suất cao, giống lúa kháng sâu bệnh để giảm số lượng thuốc trừ sâu và phân bón sử dụng. Hơn nữa, các công ty xuất khẩu gạo Việt Nam cần tương tác trực tiếp với nông dân, cung cấp thông tin và giám sát quá trình trồng lúa từ khâu chọn giống đến tránh thu mua qua trung gian để đảm bảo gạo đạt tiêu chuẩn EU. Thương hiệu phải là ưu tiên hàng đầu của chiến lược marketing cho gạo Việt Nam các sản phẩm phù hợp với thị trường châu Âu và tăng lượng người tiêu dùng ở EU công nhận thương hiệu gạo Việt Nam. Ngoài ra, sản phẩm gạo Việt Nam cần được đầu tư về bao bì cũng như logo vì đây là những yếu tố thu hút khách hàng để lựa chọn sản phẩm. Thị trường châu Âu có 5 quốc gia nhập khẩu gạo chính: Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan, Ý vì vậy Việt Nam cần phải vạch ra chiến lược cụ thể cho mỗi thị trường và những thị trường đó vô cùng tiềm năng để ta có thể khai thác. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần nghiên cứu nhu cầu, tâm lý, người tiêu dùng thói quen của thị trường EU liên quan đến tiêu thụ gạo để từ đó xây dựng chiến dịch tiếp thị quốc tế cho gạo xuất khẩu cũng như kênh phân phối.
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Chính phủ (2020), Nghị định 103/2020/NĐ-CP. 2. Quốc hội (2005), Luật thương mại.
B. CÁC GIÁO TRÌNH
1. TS. Bùi Thuý Vân - PGS.TS Đào Văn Hùng, Giáo trình Kinh tế quốc tế, Học viện Chính sách và Phát triển.
2. Trần Văn Chu, Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội 1999.
C. CÁC TRANG WEB
1. Bộ Công Thương (2021), “Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020 ước 6,15
triệu tấn”, Bộ Công Thương Việt Nam,
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-gao-cua-viet- nam-nam-2020-uoc-6-15-trieu-tan2.html [19/6/2021]
2. Bộ Công Thương (2021), “Thương mại Việt Nam – EU”, Bộ Công Thương
Việt Nam,
http://evfta.moit.gov.vn/data/7d80034a-9a2a-4c93-8046-
9df701661850/userfiles/files/Chuyen%20san%20EU-1.pdf [16/7/2021] 3. Brussels (2018), “EU-Vietnam trade and insvestment agreements”,
ec.european,
http://trade.ec.europa.eu/doclib/press/index.cfm?id=1437 [19/6/2021]
4. Euro Comission, “Regulations on food and agricultural products”,
ec.europa,
https://ec.europa.eu/info/food-farming-fisheries/food-safety-and-
quality/certification/quality-labels/quality-schemes-explained/regulations- food-and-agricultural-products_en [16/7/2021]
5. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu,“Hiệp định
thương mại tự do EVFTA”,Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh châu Âu,
http://evfta.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=2809fd0e-b509- 41c4-aa5f-fc2257d628c2 [19/6/2021]
6. Khánh Trung (2020), “Mô hình “Cánh đồng lớn” nâng cao hiệu quả sản xuất
lúa”, baocantho,
https://baocantho.com.vn/mo-hinh-canh-dong-lon-nang-cao-hieu-qua-san- xuat-lua-a119834.html [16/7/2021]
63
7. KTNT (2008), “Gạo Việt Nam: Bài học từ Thái Lan”, argoinfo,
http://agro.gov.vn/vn/tID7084_Gao-Viet-Nam-Bai-hoc-tu-Thai-Lan.html
[16/7/2021]
8. M.Shabendeh (2021), “European Union-27: Rice import forecast 2015- 2029”, statista,
https://www.statista.com/statistics/546497/rice-import-volume-european- union-28/ [19/6/2021]
9. P.V (2020),“Dấu ấn hạt gạo Việt Nam năm 2020”, Uỷ ban quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp,
http://cmsc.gov.vn/xem-chi-tiet/-
/asset_publisher/WqvULR6gmpvh/Content/dau-an-hat-gao-viet-nam-nam- 2020?1374134 [19/6/2021]
10.Sơn Nam (2020),“Cơ hội tăng xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường châu
Âu”, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh”,
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/co-hoi-tang-xuat-khau-gao-viet-nam- vao-thi-truong-chau-au-1491871396 [19/6/2021]
11.Thai Trade Center (2019),“Thai Rice: Quality that comes with Variety”,
thaitradeusa,
https://www.thaitradeusa.com/home/?p=25485 [19/6/2021]
12.TTXVN (2019), “Thị trường xuất xuất khẩu gạo của Việt Nam”, Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh,
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/-infographics-thi-truong-xuat-khau-gao- cua-viet-nam-1491855736 [16/7/2021]
13.Tổng cục thống kê (2021) “Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam tháng 12 và tháng 2020”, Hải quan Việt Nam,
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID= 1901&Category=Tin%20vắn%20thống%20kê&Group=Phân%20t%C3%AD ch [19/6/2021]
14.UN Comtrade (2021) “Annual International Trade Statistics by Country (HS02)”, TrendEconomy,
https://trendeconomy.com/data/h2/EuropeanUnion/1006 [19/6/2021]
15.Uyên Hương (2020), “Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất
khẩu gạo sang EU”, vietnamplus,
https://www.vietnamplus.vn/trien-khai-nhieu-giai-phap-ho-tro-doanh- nghiep-xuat-khau-gao-sang-eu/676794.vnp [16/7/2021]
16.Văn Đỗ, Tâm Hiếu (2020), “Sản lượng gạo xuất khẩu của Campuchia tăng
64
https://vov.vn/kinh-te/san-luong-gao-xuat-khau-cua-campuchia-tang-manh- 821213.vov [16/7/2021]
17.Xuân Anh (2020), “Xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam: Tăng giá trị cho
hạt gạo”, vietnamplus,
https://www.vietnamplus.vn/xay-dung-thuong-hieu-lua-gao-viet-nam-tang- gia-tri-cho-hat-gao/666707.vnp [16/7/2021]