Thị trường EU là một thị trường chung lớn nhất thế giới với 454 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép tư do lưu chuyển người lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn trong nội bộ khối. EU gồm 25 quốc gia thành viên và mỗi quốc gia thành viên đều có đặc điểm tiêu dùng riêng nên nhu cẩu về hàng hóa của thị trường EU rất đa dạng và phong phú. Mặc dù có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường của mỗi quốc gia trong khối EU, nhưng 25 nước thành viên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Thị trường châu Âu là thị trường nổi tiếng bậc nhất là khó tính và kỹ tính tuy nhiên đây cũng là thị trường vô cùng tiềm năng; người dân có mức thu nhập cao nên nếu như đi theo chiến thuật và kế hoạch đúng thì việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này sẽ đạt được thành công và đem về kết quả như mong muốn.
2.3.1.1. Đặc điểm văn hoá
Người châu Âu từ nghìn đời xưa không có truyền thống sản xuát lúa gạo bởi tại châu lục của họ trong lĩnh vực nông nghiệp họ chỉ sản xuất ra các loại quả như olive; nho… và giai đoạn chuyển đổi cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp rất nhanh nên hầu hết các sản phẩm nổi bật và chủ yếu của các nước thuộc châu Âu đều
32
là máy móc; các thiết bị điện tử… Do đó, họ phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ các nước khác.
Một trong những đặc điểm khác biệt giữa châu Âu và châu Á đó là khí hậu. Tại các nước châu Á nhất là khu vực Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và kiểu khí hậu này rất phù hợp để trồng các loại cây nhiệt đới hay là các giống lúa gạo. Tuy nhiên thì châu Âu lại thuộc khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nên với kiểu khí hậu này nên trồng các loại cây như olive, nho, lúa mạch,…
Ngoài ra, để có thể trồng được các giống lúa đòi hỏi đất đai phải phù hợp và có nhiều chất dinh dưỡng thì mới nuôi sống được loại cây này. Khi đất có nhiều giá trị dinh dưỡng sẽ cho ra được thành phẩm là những giống gạo chất lượng cao; cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên với khí hậu như ở châu Âu thì đất đai của vùng này cũng không phù hợp với việc sản xuất lúa gạo. Do đó nên họ không có thói quen sử dụng gạo là nhu yếu phẩm chính trong mỗi bữa ăn thay vào đó họ dùng các loại sản phẩm từ lúa mạch như ngũ cốc, bánh mỳ,…
2.3.1.2. Đặc điểm tiêu dùng
Liên minh châu Âu là một trong những thị trường tiềm năng, nắm giữ sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gần một nửa kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới. Tuy là một thị trường vô cùng khắt khe và kỹ lưỡng nhưng lại mang tới tiềm năng lớn vì vậy để thâm nhập và thành công trên thị trường châu Âu, cần phải tìm hiểu thật kỹ thói quen cũng như xu hướng của người tiêu dùng châu Âu.
Dân số châu Âu ngày càng già đi, do đó xu hướng tiêu dùng thực phẩm sẽ ưu tiên những sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng cao, sạch và an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, do áp lực công việc cao khiến phần lớn người tiêu dùng châu Âu sẽ lựa chọn sản phẩm tiện lợi, ăn liền. Thêm vào đó, xu hướng các hộ gia định nhỏ không có con ở châu Âu cũng đang tăng lên nên các hộ gia đình người châu Âu chuyển sang tiêu dùng ít thực phẩm hơn và tiêu dùng những sản phẩm có kích cỡ nhỏ, vừa phải thay vì chọn mua những sản phẩm có kích cỡ lớn như trước đây.
Các nước trong EU đều là nhóm các nước phát triển do đó thu nhập bình quân đầu người của họ rất cao do đó họ cũng đòi hỏi chất lượng cuộc sống phải được nâng cao và áp dụng nhiều tính năng nhất có thể. Khi chất lượng tăng cao, họ luôn đi tìm các sản phẩm; các nhu yếu phẩm mang lại giá trị cao về mặt thể chất; nâng cao sức khoẻ và đặc biệt là họ gần đây rất để ý tới gạo bởi trong gạo chứa lượng chất dinh dưỡng rất cao; cung cấp đủ năng lượng cho một ngày làm việc. Do đó, họ tìm tới các sản phẩm từ gạo nhiều hơn.
Những năm gần đây, tại các nước phát triển ở châu Âu dù cho họ có những quy định rất cao về lựa chọn thực phẩm từ rất lâu rồi nhưng xu hướng sử dụng các thực
33
phẩm xanh, đặc biệt thực phẩm hữu cơ lại đang cực kỳ được đề cao ở nơi đây bởi lẽ họ nhận thức được giá trị của môi trường, của tự nhiên nhiều hơn do môi trường đang dần bị ta huỷ hoại khi sử dụng những chất hoá học trong quá trình trồng trọt và sản xuất… Không những vậy, khi nền kinh tế mở sẽ tạo ra sự giao thoa văn hoá giữa các nước; các lục địa với nhau. Khi đó người dân tại các vùng lãnh thổ sẽ biết nhiều hơn về văn hoá, phong tục của các châu lục khác.
Chính vì vậy, khi mà văn hoá châu Á ngày càng phổ biến tại các nước châu Âu đồng thời số lượng người châu Á nhập cư tại châu Âu ngày càng tăng khiến cho nhu cầu sử dụng gạo của người châu Âu tăng lên đáng kể. Đây là điều chưa từng xảy ra trước đó vì từ trước tới nay, người châu Âu không có thói quen sửa dụng gạo cho các bữa ăn của mình.
2.3.2. Tình hình nhập khẩu gạo của EU
2.3.2.1. Chủng loại gạo
Tuy là một thị trường lớn nhưng EU lại bao gồm các nước phát triển với cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm đa số nên hầu hết nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm đều là phải nhập khẩu từ các nước khác; đơn cử như gạo, lượng nhập khẩu mặt hàng này vào thị trường EU chiếm 1/3 thị phần nhập khẩu.
Mỗi năm EU nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo (gạo đã xay xát) và 300.000 tấn gạo tấm. Các quốc gia châu Âu thường chuộng loại gạo Indica, đây là giống gạo thường được sản xuất ở phía Nam sông Dương Tử; Trung Quốc, cụ thể là ở Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Nam và những nơi khác. Gạo Indica được làm từ gạo bằng gạo Indica không sáp và các hạt gạo thường có hình bầu dục dài hoặc thon dài.
Tổng giá trị gạo nhập khẩu vào thị trường châu Âu đạt 1,42 tỷ USD vào năm 2020 tuy nhiên giá trị này lại có xu hướng giảm xuống, giảm 9,17% so với năm 2019. Theo biểu đồ 2.5 thì gạo trắng có giá trị lớn nhất, đạt 226 triệu USD, chiếm 78% trên tổng giá trị các loại lúa gạo xuất khẩu vào thị trường châu Âu.
Gạo lứt chiếm vị trí thứ hai 20 triệu USD tương đương 7,07%. Tuy nhiên so với gạo trắng thì gạo lứt có giá trị xuất khẩu sang châu Âu rất ít. Chủ yếu tại thị trường này, họ tiêu thụ chủ yếu là gạo trắng và đặc biệt là loại gạo thơm.
Gạo trắng chiếm thị trường chủ yếu như vậy là do thị hiếu của người châu Âu có xu hướng thích các loại gạo bùi, có mùi thơm; mềm và bùi. Gạo lứt chiếm vị trí thứ 20 triệu USD tức là 7.07%. Gạo trắng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường liên minh châu Âu, ngược lại với gạo trắng thì gạo tấm có vẻ như không hợp với thị hiếu của thị trường EU năm 2020. Giá trị xuất khẩu gạo tấm vào năm này chỉ đạt 2.52% tức là chỉ có 0,88% trên tổng giá trị xuất khẩu gạo.
34
Biểu đồ 2.6. Kim ngạch nhập khẩu gạo của EU phân theo chủng loại gạo năm 2020
(Đơn vị: Triệu USD)
(Nguồn: Uỷ ban châu Âu) 2.3.2.2. Sản lượng nhập khẩu gạo của EU
Mặc dù, thị trường EU phần lớn là tiêu thụ các sản phẩm như lúa mì; lúa mạch tuy nhiên dựa vào biểu đồ dưới đây ta có thể thấy được nhìn chung so với thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm cung cấp tinh bột thì sản lượng gạo mà châu Âu nhập vào cũng có dấu hiệu khả quan. Biểu đồ 2.7 đã phản ánh rõ ràng được sản lượng gạo nhập khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu qua các năm có biến động phức tạp nhưng nhìn chung là có xu hướng tăng. Dễ dàng nhận thấy rằng trong giai đoạn này hoạt động xuất khẩu gạo vào EU năm 2017 là năm có sản lượng gạo cao nhất, đạt 1,49 triệu tấn, năm 2017 là năm tiêu thụ gạo nhiều nhất của EU trong 4 năm từ năm 2017 – 2020.
Trong giai đoạn 2017 – 2018, sản lượng gạo có xu hướng giảm mạnh vào năm 2018; sản lượng vào năm 2018 chỉ đạt 1,43 triệu tấn có nghĩa là so với năm 2017 thì sản lượng năm này đã giảm 6 triệu tấn. Cho tới năm 2019, tuy lượng gạo xuất khẩu sang châu Âu có tăng lên nhưng cũng chỉ tăng 1 triệu tấn so với năm trước, đạt 1,44
226.00 20.00 2.52 - 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00
35
triệu tấn; dù không đáng kể là mấy nhưng cũng đã cho thấy tín hiệu đáng mừng là hoạt động nhập khẩu gạo đang có xu hướng tăng trở lại.
Biểu đồ 2.7. Sản lượng nhập khẩu gạo của EU giai đoạn 2017 – 2020
(Đơn vị: Triệu tấn)
(Nguồn: Uỷ ban châu Âu)
Bắt đầu từ năm 2019, thì hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường EU đã có đà tăng trưởng; phát triển và có dấu hiệu khởi sắc hơn và tới năm 2020 sản lượng gạo xuất khẩu đạt 1,46 triệu tấn và là năm có sản lượng cao thứ hai trong hoạt động xuất khẩu gạo sang châu Âu.
2.3.2.3. Kim ngạch nhập khẩu gạo của EU
Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu của EU giai đoạn 2017 đến 2020 có sự biến động khá nhiều. Theo biểu đồ 2.8 thì kim ngạch xuất khẩu gạo vào năm 2019 đạt giá trị xuất khẩu gạo cao nhất; đạt 1,57 triệu USD, tăng 9,95% so với năm 2018. Nếu nhìn vào biểu đồ 2.7 thì có thể thấy tuy giá trị xuất khẩu gạo năm 2019 đạt mức cao nhất nhưng sản lượng năm đó chỉ đạt 1,44 triệu tấn.
Năm 2018 và năm 2020 có giá trị xuất khẩu gạo bằng nhau đều đạt 1,43 tỷ USD, năm 2018 tăng 4,33% tuy nhiên năm 2020 giảm 9,17% so với năm trước đó. Trong giai đoạn này thì vào năm 2017, giá trị gạo xuất khẩu vào thị trường châu Âu chỉ đạt 1,37 tỷ USD, tăng 18,5% so vuối năm 2016 và đây cũng là năm có giá trị xuất khẩu gạo vào EU đạt giá trị thấp nhất.
1.49 1.43 1.44 1.46 1.40 1.41 1.42 1.43 1.44 1.45 1.46 1.47 1.48 1.49 1.50 2017 2018 2019 2020 Năm
36
Biểu đồ 2.8. Kim ngạch nhập khẩu gạo vào EU giai đoạn 2017 – 2020
(Đơn vị: Tỷ USD)
(Nguồn: Uỷ ban châu Âu)