Thứ nhất, EU là thị trường vô cùng tiềm năng
Cho tới năm 2020 thì thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn là khu vực châu Á, thị trường này đã tiếp nhận 2,78 triệu tấn trong 1 năm chiếm 60,74% tổng lượng gạo xuất khẩu. Tiếp tới là thị trường châu Phi, khu vực lớn thứ hai trong thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 0,87 triệu tấn tương đương với 19,06%. Mặc dù, sản lượng xuất khẩu sang thị trường châu Âu không đáng kể bằng chỉ đạt 0,07 triệu tấn và chiếm tỷ trọng 1,61%. Tuy sản lượng vẫn còn khiêm tốn nhưng như
50
đã nói thì đây hoàn toàn là một thị trường tiềm năng và mở ra nhiều cơ hội mới trong việc xuất khẩu gạo. Đáng để kể tới đó là tại số thị trường thì gạo Việt Nam đang có ưu thế lớn khi mà vào năm 2020 lượng gạo xuất vào Tây Ban Nha tăng 219,9% một năm bên cạnh đó ta cũng thấy lượng gạo mà xuất khẩu vào thị trường Pháp cũng dần tăng lên và tăng 145,8%. Những điều này chứng minh rằng Việt Nam sẽ có khả năng thành công lớn khi xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu, nhất là khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu chưa cao, xong EU vẫn là thị trường đầy tiềm năng của gạo Việt Nam bởi đây là thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao và nếu thâm nhập thành công, gạo của Việt Nam sẽ có một nền tảng vững chắc để tiến vào nhiều thị trường khác. Khi gạo Việt được giảm thuế, giảm giá thành, sức cạnh tranh chắc chắn sẽ tăng lên.
Thứ hai, cơ hội có được từ việc cắt giảm thuế quan
Trước đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU bị áp thuế lên tới 45%. Thậm chí có một số nước trong khối EU áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn. Mức thuế này gây trở gại cho gạo Việt Nam và sẽ khó cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại tới từ các nước khác đơn cử là Campuchia. Tuy nhiên khi hiệp định EVFTA xuất hiện và có hiệu lực thì thế trận đã có xu hướng khả quan hơn nhất là về mặt thuế quan. Dưới tác động của EVFTA thì gần như hầu hết các mặt hàng đủ tiêu chuẩn vào thị trường châu Âu sẽ được nhận mức thuế ưu đãi thậm chí còn là mức 0%, đối với riêng mặt hàng gạo thì Việt Nam sau 3-5 năm sẽ nhận được mức thuế suất bằng 0%, đó là chuyện của tương lai còn ở thời điểm hiện tại, EU cũng đã tạo rất nhiều điều kiện để Việt Nam phát triển được thế mạnh của mình bằng cách đưa ra kim ngạch với sản lượng xuất khẩu là 80.000 tấn, nếu đạt được mức này thì lượng hàng đó sẽ nhận mức thuế bằng 0%. Đây coi như là một lợi thế lớn đối với Việt Nam khi cạnh tranh với các nước khác cũng đang xuát khẩu gạo vào thị trường châu Âu.
Thứ ba, cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần
Theo số liệu khảo sát từ Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi năm thị trường EU tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn gạo. Xu hướng sử dụng gạo ở EU đang tăng lên đáng kể đó là do tác động của toàn cầu hoá dẫn tới việc giao thoa các nền văn hoá được mở rộng và du nhập vào các vùng châu lục. Chính vì lẽ đó, châu Âu cũng không phải một ngoại lệ và dần dần người dân châu Âu càng bị thu hút bởi sự đa dạng và phong phú của ẩm thực châu Á do đó sức ảnh hưởng của gạo cũng dần được tăng lên. Đây chính là cơ hội tiềm năng cho thị trường gạo.
51
Mặt hàng gạo luôn được nằm trong danh sách tiềm năng để xuất khẩu vào thị trường châu Âu dù đây là thị trường khó nhằn tuy nhiên khi đạt được thành công thì thì chắc chắn nó sẽ vô cùng vang dội đồng thời khi thành công tại thị trường được coi là khó tính nhất thế giới này thì sẽ rất dễ dàng cho Việt Nam để thâm nhập vào thị trường khác. Trong năm 2020, lượng xuất khẩu gạo sang châu Âu đạt 12,9 triệu USD và tăng tương đối so với năm 2019. Nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất lúa gạo đã và đang rất tự tin; hào hứng đưa mặt hàng này đạt mức tăng trưởng cao và là điểm sáng trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành khắp nơi, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực dẫn tới việc sản lượng xuất khẩu mặt hàng nông sản thụt giảm mạnh. Đây cũng là cơ hội học hỏi từ xuất khẩu và tăng cường năng lực sản xuất gạo chất lượng cao cho các nhà xuất khẩu.
Tóm lại, khi gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU thì cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu của sản phẩm gạo là vô cùng lớn và chính là những cơ hội quý giá trong toàn ngành nông nghiệp Việt Nam.