Điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu gạo đó là chủng loại đã và đang dần dần chuyển dịch sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao. Mỗi quốc gia sẽ có những nhu cầu khác nhau về các mặt hàng gạo, trong cơ cấu xuất khẩu gạo sang EU, gạo thơm chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 48% trên tổng các loại xuất khẩu sang EU.
Bên cạnh gạo thơm thì còn có các loại gạo khác như gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo giống Nhật cũng được ưa chuộng tại châu Âu bởi chúng đem tới hàm lượng dinh dưỡng cao vì tại châu Âu họ quan tâm nhiều tới các vấn đề về an toàn thực phẩm và các mặt hàng có lợi cho sức khoẻ. Gạo thơm có tỷ lệ xuất khẩu sang EU cao nhất với 48,85%, tiếp đến là gạo trắng với 20%. Đứng ở vị trí cuối cùng là các loại gạo như gạo nếp hay gạo đỗ với lượng xuất khẩu khá là ít chỉ đạt 1,81% và 0,39%. Tỉ lệ sử dụng các nhóm gạo này thấp bởi người dân châu Âu phần lớn không thích các sản phẩm làm từ nếp đơn cử như gạo nếp mà chủ yếu là người Việt Kiều tiêu thụ. Các loại gạo thơm hay gạo trắng sẽ được ưa chuộng hơn do phù hợp với khẩu vị người bản địa. Điều này khiến cho các doanh nghiệp và nông dân trồng gạo thơm có nhiều cơ hội phát triển trên thị trường này.
1.37 1.43 1.57 1.43 1.25 1.3 1.35 1.4 1.45 1.5 1.55 1.6 2017 2018 2019 2020 Năm
37
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu sang 27 nước EU năm 2019
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Các loại gạo thơm hay gạo trắng sẽ được ưa chuộng hơn do phù hợp với khẩu vị người bản địa. Điều này khiến cho các doanh nghiệp và nông dân trồng gạo thơm có nhiều cơ hội phát triển trên thị trường này.