2.2.2.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hiện nay, gạo vẫn luôn là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường khác trên thế giới. Tuy có những giai đoạn, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm đi trông thấy nhưng thế nhưng vào năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
27
Biểu đồ 2.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020
(Đơn vị: Tỷ USD/Triệu tấn)
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Từ biểu đồ 2.2, ta thấy lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020 có tăng trưởng đồng đều, nhưng với trị giá xuất khẩu thì do biến động về giá gạo xuất khẩu trong năm 2019, nên lượng xuất khẩu đạt 6,37 triệu tấn, tăng 4,1% nhưng giá trị lại giảm còn 2,81 tỷ USD, tức giảm 8,4% so với năm 2018.
Thời kỳ 2019 – 2020 là giai đoạn bắt đầu chứng kiến sự thay đổi trong cơ cấu hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất giai đoạn này. Trong đó, vào năm 2020 sản lượng xuất khẩu gạo đang có xu hướng giảm từ 6,36 triệu tấn xuống 5,74 triệu tấn, tức là giảm 2,2%.
Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu trong năm 2020 lại tăng từ 2,81 tỷ USD lên 2,92 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019. Dù tác động đến từ dịch Covid-19 là rất lớn thế nhưng nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy giá trị gạo xuất khẩu không hề giảm đã thế lại còn tăng lên cho dù sản lượng lại giảm; chứng tỏ một điều đó là giá trị của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế đang dần một tăng lên. Mặt hàng gạo của Việt Nam được xuất khẩu sang gần 160 quốc gia và lãnh thổ, một số quốc gia điển hình như: Trung Quốc,
2.63 3.06 2.81 2.92 0 0 0 0 5.82 6.11 6.37 5.47 5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2017 2018 2019 2020
28
Indonesia, Philippines, Malaysia, Iraq, Bờ biển Ngà, Ghana,…. Những năm gần đây, hoà nhập vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng đã và đang thay đổi những lối mòn trong quá trình sản xuất của mình để cải thiện chất lượng sản xuất. Để việc thúc đẩy được xuất khẩu gạo được thực hiện năng suất và hiệu quả nhất, Việt Nam cũng đã ứng dụng máy móc; các thiết bị công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất để việc xuất khẩu cũng như việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam sẽ có những bước tiến xa hơn; tăng được sản lượng cũng như giá trị của các mặt hàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Trong năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 32,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo sang các thị trường khác; thường thị trường chính của loại gạo này đó là các nước Philippines, Cuba và Hàn Quốc và nước có lượng tiêu thụ gạo trắng nhiều nhất là Philippines chiếm 53,7% tổng kim ngạch.
Biểu đồ 2.3. Các sản phẩm xuất khẩu gạo của Việt Nam
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Báo cáo thị trường gạo năm 2020)
Trong năm 2020, loại gạo chiếm được thị phần nhiều nhất hay nói cách khác là được lựa chọn sử dụng nhất đó là các loại gạo thơm và gạo Jasmine chiếm 32,9% thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam; những loại gạo này thường được xuất khẩu sang Ghana; Philippines cũng tiêu thụ loại gạo này và đặc biệt là bờ biển Ngà với lượng gạo xuất sang đây chiếm 31,8%. Bên cạnh 2 mặt hàng gạo được ưa chuộng trên thì
32.50 4.80 32.90 29.60 0.20 Gạo trắng
Gạo Japonica và gạo giống Nhật
Gạo jasmine & gạo thơm
Gạo nếp Khác
29
các loại khác như gạo nếp gạo Japonica và gạo giống Nhật cùng lần lượt chiếm 29,6% và 4,8% tổng kim ngạch.
2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu gạo
Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam hầu hết là các nước châu Á và đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Indonesia và Philippines. Theo số liệu từ bảng trên có thể thấy vào năm 2017, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu gạo từ Việt Nam nhiều nhất chiếm 2.287,8 nghìn tấn còn Indonesia lại là nước có lượng xuất khẩu gạo thấp nhất trong năm này chỉ với 16,55 nghìn tấn; thấp hơn rất nhiều. Các quốc gia có lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam đứng ở vị trí số 2 và số 3 là Philippines và Ghana với sản lượng lần lượt là 552,85 nghìn tấn và 374,31 nghìn tấn. Trong năm 2018, nhìn chung thứ tự các nước nhập khẩu đã có một vài sự thay đổi; nhất đó là khi Indonesia vượt qua Ghana để xếp vào vị trí thứ 3 với giá trị sản lượng tăng đáng kể đạt gần 8.000 tấn gạo.
Biểu đồ 2.4. Sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2017-2020
(Đơn vị: Nghìn tấn) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 0 500 1000 1500 2000 2500 2017 2018 2019 2020
30
Đứng đầu trong danh sách này vẫn chính là Trung Quốc, dù sản lượng có giảm đi so với năm trước là 955 nghìn tấn nhưng quy lại Trung Quốc vẫn rất xuất sắc khi đạt sản lượng là 1.332,88 tấn gạo trong 1 năm. Giai đoạn năm 2019 – 2020 là giai đoạn có nhiều chuyển biến mới, trong giai đoạn này thì Trung Quốc không còn là quốc gia nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất nữa mà thay vào đó là Philippines khi 2 năm liền là 2019 và 2020 đều nhập khẩu nhiều nhất với sản lượng đạt mức lần lượt là 2.133,7 nghìn tấn và 2.220 nghìn tấn gạo. Philippines là quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất sau đó là tới Trung Quốc với sản lượng năm 2019 là 477,01 nghìn tấn và sản lượng tiếp tục tăng lên 810,84 nghìn tấn vào năm 2020.
Tóm lại, qua biểu đồ trên có thể nhận thấy dễ dàng, những thị trường tiềm năng và quan trọng trong việc xuất khẩu gạo Việt Nam đó là Trung Quốc và Philippines. Ngược lại, tình trạng nhập khẩu gạo Việt Nam của Indonesia thay đổi tới chóng mặt, lúc tăng lúc giảm; không ổn định.
Biểu đồ 2.5. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020
(Đơn vị: Triệu USD)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) - 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 2017 2018 2019 2020
31
Theo biểu đồ trên đây, ta thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh từ 1.030 triệu USD năm 2017 giảm xuống còn 240,35 triệu USD vào năm 2019 tức là giảm gần 800 triệu USD. Giai đoạn từ 2019 – 2020 thì kim ngạch xuất khẩu gạo sang nước này bắt đầu tăng trở lại và đạt giá trị là 463,03 triệu USD.
Bên cạnh Trung Quốc, ta có thể thấy trong giai đoạn 2017 – 2019 cũng có một nhân tố mới xuất hiện và là thị trường tiềm năng nhất trong việc xuất khẩu gạo của Việt Nam tính tới thời điểm này. Theo biểu đồ có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu gạo sang châu Âu luôn có chiều hướng tăng. Năm 2017, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu 552,85 nghìn tấn gạo sang thị trường này tương ứng với 202,44 triệu USD mà cho tới năm 2020, sau 4 năm kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Âu đạt giá trị vô cùng là 1.060 triệu USD.
Tóm lại, trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nước có sự thay đổi rõ rệt. Trong hai năm đầu tiên của giai đoạn này thì có thể dễ dàng nhận thấy thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất chính là Trung Quốc tuy nhiên 2 năm sau, mọi thứ dường như đã thay đổi, vị trí này đã thuộc về Philippines.