Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA (Trang 46 - 52)

Giai đoạn 2017 – 2020 là một giai đoạn có khá nhiều thăng trầm trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU. Tuy nhiên có một điểm sáng trong kim ngạch là tăng ở mức cao, mặc dù 2020 là năm có nhiều sự kiện xảy ra, đặc biệt là đại dịch COVID- 19, nhưng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU lại không bị ảnh hưởng quá nhiều. Mặc dù giá gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU rất cao, bình quân khoảng 700 USD/tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này những năm qua vẫn còn rất khiêm tốn.

Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU đạt khoảng 5,6 triệu USD, con số này của năm 2019 là 10,7 triệu USD và tới năm 2020 đạt 12,9 triệu USD. 20% 49% 0% 4% 25% 2% Gạo trắng Gạo thơm Gạo nếp Gạo giống Nhật

Gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo huyết rồng…

38

Biểu đồ 2.10: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU từ năm 2017 – 2020

(Đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Dù năm 2020 gặp nhiều khó khăn từ dịch Covid – 19 nhưng vì Việt Nam và EU đã ký kết hiệp định EVFTA nên được hưởng lợi từ các điều khoản trong hiệp định do đó Việt Nam đã đem lại kim ngạch xuất khẩu gạo. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2020 lớn hơn gần như gấp đôi kim ngạch năm 2018.

Trước đây khi chưa có hiệp định EVFTA, gạo Việt Nam đã phải chịu mức thuế suất là 45%/tấn khi xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt Nam so với gạo của các nước khác như Thái Lan, Campuchia hoặc Myanmar. Tuy nhiên, khi hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8/2021 đã giúp Việt Nam đặt được lợi thế hơn các nước đối thủ xuất khẩu gạo vào châu Âu đó là Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% sau 3 – 5 năm với các mặt hàng đủ tiêu chuẩn. Không những thế, ở thời điểm hiện tại, gạo Việt Nam còn được nhận hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm bao gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Điều này đã tăng được lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam đồng thời đưa Việt Nam trở thành một trong những mối lo tương đối lớn của các đối thủ khác khi xuất khẩu gạo vào thị trường này.

Bảng 2.1 cho ta thấy, ta thấy sự khác biệt rõ ràng trước và sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, có thể nhận thấy năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường EU đã tăng lên đáng kể.

2.7 5.6 10.7 12.9 - 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 2017 2018 2019 2020 2017 2018 2019 2020

39

Bảng 2.1. So sánh xuất khẩu gạo Việt Nam trước và sau khi ký kết hiệp định EVFTA

Trước EVFTA Khi EVFTA có hiệu lực

Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường EU đang bị áp thuế rất cao, tới 45%. Thậm chí có một số nước trong khối EU áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn.

EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (bao gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm).

Nhiều loại gạo thơm thuộc dòng ST20, ST25 vừa đoạt giải gạo ngon nhất thế giứoi bán vào thị trường châu Âu với giá 700 USD/tấn nhưng chịu thuế nhập khẩu 45%. Chính vì vậy, gía bán bị đội lên hơn 1.000 USD/tấn. Riêng một số nước áp thuế 100% thì giá gạo thơm lên tới 1.400 USD/tấn.

Đặc biệt, EU sẽ tự do hoá hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gạo tấm vào EU hàng năm.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Biểu đồ 2.12. Hạn ngạch nhập khẩu đối với loại gạo chưa xay xát của Việt Nam vào EU theo từng giai đoạn trong năm 2020

(Đơn vị: Tấn)

(Nguồn:Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ)

10,000 5,000 5,000 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 1/1 - 31/3 1/4 - 30/6 1/7 - 30/9 Hạn ngạch gạo

40

Biểu đồ 2.12. Hạn ngạch nhập khẩu đối với loại gạo xay xát của Việt Nam vào EU theo từng giai đoạn trong năm 2020

(Đơn vị: Tấn)

(Nguồn:Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ)

Biểu đồ 2.13. Hạn ngạch nhập khẩu đối với loại gạo thơm của Việt Nam vào EU theo từng giai đoạn trong năm 2020

(Đơn vị: Tấn)

(Nguồn:Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ)

15,000 7,500 7,500 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 1/1 - 31/3 1/4 - 30/6 1/7 - 30/9 Hạn ngạch gạo 15,000 7,500 7,500 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 1/1 - 31/3 1/4 - 30/6 1/7 - 30/9 Hạn ngạch gạo

41

Bảng 2.2. Kim ngạch gạo xuất khẩu vào châu Âu trước và sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực Mặt hàng 7 tháng đầu năm 2020 (Nghìn USD) So với 7 tháng đầu năm 2019 (%) Tháng 8 – 11/2020 (Nghìn USD) So với tháng 8 – 11/2019 (%) Gạo 7.644 35,4 4.315 5,7

(Nguồn: Bộ Công Thương)

Theo bảng 2.2, ta có thể dễ dàng nhận thấy trong 7 tháng đầu năm 2020 (khi chưa có hiệp định EVFTA) thì kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam và EU đạt 7.644 nghìn USD tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức kim ngạch đạt được từ tháng 1 tới tháng 7 năm 2020. Sau 4 tháng khi mà Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì nhìn chung kim ngạch sản phẩm của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chúng và mặt hàng gạo Việt Nam nói riêng tăng trưởng khả quan so với trước khi EVFTA có hiệu lực.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo trong 4 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 4.315 nghìn USD/tấn gạo. Tuy kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU nếu so với mức tăng của các mặt hàng khác sang thị trường này thì được coi là thấp nhưng với mặt hàng gạo thì đây là tín hiệu khả quan bởi lẽ trước khi hiệp định xuất khẩu gạo có hiệu lực, gạo Việt Nam phải chịu mức thuế suất rất cao dẫn tới giá thành bị đội lên khá là nhiều đồng thời giảm đi sức cạnh tranh của Việt Nam so với các thị trường khác. Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh tại EU vẫn diễn biến phức tạp, sau khi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt trong giai đoạn Covid – 19 bùng phát đầu năm, nhiều nước đã phải tái áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trong các tháng cuối năm 2020, làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế khu vực và nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân, khiến kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của các nước trên thế giới đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt là mức giảm nhập khẩu từ thị trường ngoài khối. Trong bối cạnh nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của tất cả các nước trong Liên minh châu Âu đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU nhìn chung là vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2019, cho thấy hàng hoá Việt Nam đã tạo dựng được chỗ đứng nhất định tại thị trường EU và hiệp định EVFTA cũng đã phát huy được tác dụng khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá sau khi Hiệp định có hiệu lực cao hơn so với trước đó.

Nhìn chung có thể thấy, chỉ sau 4 tháng kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực lượng gạo đã gần đạt được kim ngạch xuất khẩu gạo trong 7 tháng đầu năm 2020.

42

Qua đó, ta thấy với Hiệp định EVFTA, Việt Nam sẽ dần chiếm được chỗ đứng vững chắc trong thị phần xuất khẩu gạo sang thị trường Liên minh châu Âu.

Dựa vào bảng 2.3, chỉ sau 4 tháng kể từ ngày hiệp định có hiệu lực thì tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các nước châu Âu, cụ thể là Pháp và Hà Lan có nhiều chuyển biến khác nhau. Từ tháng 8 tới tháng 11/2020, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu sang Pháp đó là các sản phẩm thuộc nhóm công nghiệp chế biến; sau đó là các mặt hàng dệt may, đứng thứ 3 là các sản phẩm dày dép và cuối cùng là nhóm hàng nông, thuỷ sản với kim ngạch chỉ đạt 68.772 nghìn USD và giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy là kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản vào thị trường nước Pháp có xu hướng giảm tuy nhiên mặt hàng gạo lại là điểm sáng, kim ngạch của mặt hàng này vào năm 2020 đạt 518 nghìn USD và tăng 19,1% so với giai đoạn này năm trước đó. Dù hiệp định EVFTA có hiệu lực nhưng do chịu tác động chung từ dịch Covid – 19 thì việc xuất khẩu hàng hoá sang Pháp gặp khá nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh khiến chính quyền nước này áp dụng hàng loạt biện pháp thật chặt để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, vẫn xuất hiện một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cải thiện so với những tháng trước đó. Bên cạnh nguyên nhân do nhu cầu sử dụng các mặt hàng đó tăng theo chu kỳ hàng năm và nền kinh tế đã có tín hiệu tích cực hơn, thì một trong những nguyên nhân chính là nhờ vào việc tận dụng tốt các cam kết giảm thuế quan ngay khi EVFTA được thực thi.

Bảng 2.3. Kim ngạch gạo xuất khẩu vào một số nước châu Âu trước và sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực

Nước nhập khẩu gạo Việt Nam Tháng 8 – 11/2020 (Nghìn USD) So với tháng 8 - 11/2019 (%) Pháp 518 19,1 Hà Lan 1.810 83,7

(Nguồn: Bộ Công Thương)

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Hà Lan đạt 2,4 tỷ USD, giảm 0,2% so với năm 2019. Nhìn chung thì các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này đều có xu hướng giảm, riêng nhóm hàng nông, thuỷ sản và đáng chú ý là mặt hàng gạo có xu hướng tăng đều và tăng nhanh. Trước đó kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng này sang thị trường Hà Lan hầu hết là đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Dựa vào số liệu từ bảng trên, có thể thấy ngược lại với Pháp thì tại Hà Lan kim ngạch gạo xuất khẩu vào thị trường này tăng đáng kể đạt 1,810 nghìn USD với mức tăng 83,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

43

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)