Để đạt được chất lượng gạo theo yêu cầu của EU cũng như để hưởng ưu đãi hạn ngạch 30.00 tấn gạo thơm xuất khẩu vào thị trường này thì vào ngày 09/04/2020, thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang thị trường EU bởi lẽ gạo thơm là mặt hàng được sử dụng chủ yếu tại thị trường này. Theo nghị định, để nhận được chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc danh mục chính phủ quy định tại điểm 8 mục 1 phần B Phụ lục 2–A của Hiệp định EVFTA được hưởng miễn thuế cũng như để cải thiện chất lượng gạo đạt chuẩn yêu cầu châu Âu thì Chính Phủ đã đặt ra 2 điều kiện mà bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc để có thể kiểm soát chặt chẽ được chất lượng của gạo đó là:
• Gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm phải có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về nguồn gốc của các chủng loại gạo cũng như là các yêu tố khác như diện tích, địa điểm trồng (tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố).
25
• Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra 1 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch và được lập Biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 103/2020/NĐ-CP.
• Phương pháp kiểm tra độ thuần giống của lô ruộng lúa thơm theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định 103/2020/NĐ-CP. Mỗi lô ruộng lúa thơm kiểm tra được ghi Mã hiệu theo quy định tại Phụ lục IV của nghị định trên. • Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng được công nhận theo quy định tại
điều 21 Luật trồng trọt và điều 7 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác thực hiện kiểm tra lô ruộng lúa thơm.
2.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam
Biểu đồ 2.1. Sản lượng sản xuất gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020
(Đơn vị: Triệu tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tính tới năm 2020 thì diện tích trồng lúa của Việt Nam đạt 7,28 triệu ha dù có xu hướng giảm đi nhưng đó là do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất như vậy có thể thấy Việt Nam vẫn giữ vững thế mạnh của mình và đang dần khai thác tiềm năng để tăng được năng suất sản xuất và xuất khẩu gạo đồng thời chế tạo
42.00 42.50 43.00 43.50 44.00 44.50 2017 2018 2019 2020 Năm
26
ra các giống gạo mới để gây được ấn tượng riêng cho gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hiện nay, ta cũng sản xuất đa dạng các loại gạo khác nhau từ gạo trắng, gạo thơm, gạo nếp cho tới gạo giống Nhật… Một trong những điểm đặc trưng nhất của gạo Việt Nam đó là độ đậm vị trong từng hạt gạo đó là dựa hoàn toàn vào yếu tố tự nhiên, đơn cử sự màu mỡ trong đất đai của mỗi vùng. Việt Nam có hệ thống kê rạch, sông và đồng bằng lớn tạo nên lợi thế vô cùng đặc biệt và quý giá; hệ thống đồng bằng rộng lớn, có thổ nhưỡng màu mỡ; bồi đắp phù sa góp công tạo ra những vùng châu thổ màu mỡ và phì nhiêu như là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là 2 vựa lúa lớn nhất Việt Nam do đó mà gạo được thu hoạch từ hai đồng bằng này sẽ cho ra được những giống lúa chất lượng; giá trị dinh dưỡng cao và chắc chắn hạt gạo sẽ thơm và đậm vị hơn.
Biểu đồ trên đã phản ánh rất rõ được sản lượng sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong 4 năm qua từ năm 2017 đến năm 2020. Nhìn chung thì sản lượng gạo qua các năm không cho thấy được sự ổn định và thường sẽ có xu hướng giảm nhất là trong mấy năm tới. Điều này là do tác động lớn từ ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra khiến cho các hoạt động kinh tế toàn thế giới bị chững lại. Qua biểu đồ, ta dễ dàng nhận thấy giai đoạn từ năm 2017 đến 2018, sản lượng gạo có xu hướng tăng từ 42,73 triệu tấn vào năm 2017 lên 44,05 triệu tấn đã cho thấy sự tăng trưởng trong sản lượng gạo được sản xuất ra.
Tuy nhiên từ năm 2018 tới năm 2020, sản lượng gạo có xu hướng giảm mà còn giảm với tốc độ rất nhanh. So với năm 2018 thì lượng gạo sản xuất ra trong năm 2019 chỉ đạt 43,45 triệu tấn giảm 600 nghìn tấn và tới năm 2020 lại giảm thêm và chỉ đạt 42,69 triệu tấn. Bởi vào năm 2020, do chịu tác động chung tới từ ảnh hưởng của dịch Covid-19, cũng giống các mặt hàng khác thì lúa gạo cũng không phải là ngoai lệ mặc dù lúa gạo còn là lương thực thực phẩm chính và ít ra là sản lượng gạo cũng giảm không đáng kể trong thời buổi khó khăn như hiện nay.
Tổng quan cho thấy dù hiện tại dịch bệnh vẫn đang gây ra những khó khăn lớn cho việc giao thương hàng hoá nhưng nhìn chung thì Việt Nam vẫn duy trì được sản lượng sản xuất nhất định dù có giảm đi không đáng kể.
2.2.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hiện nay, gạo vẫn luôn là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường khác trên thế giới. Tuy có những giai đoạn, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm đi trông thấy nhưng thế nhưng vào năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
27
Biểu đồ 2.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020
(Đơn vị: Tỷ USD/Triệu tấn)
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Từ biểu đồ 2.2, ta thấy lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020 có tăng trưởng đồng đều, nhưng với trị giá xuất khẩu thì do biến động về giá gạo xuất khẩu trong năm 2019, nên lượng xuất khẩu đạt 6,37 triệu tấn, tăng 4,1% nhưng giá trị lại giảm còn 2,81 tỷ USD, tức giảm 8,4% so với năm 2018.
Thời kỳ 2019 – 2020 là giai đoạn bắt đầu chứng kiến sự thay đổi trong cơ cấu hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất giai đoạn này. Trong đó, vào năm 2020 sản lượng xuất khẩu gạo đang có xu hướng giảm từ 6,36 triệu tấn xuống 5,74 triệu tấn, tức là giảm 2,2%.
Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu trong năm 2020 lại tăng từ 2,81 tỷ USD lên 2,92 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019. Dù tác động đến từ dịch Covid-19 là rất lớn thế nhưng nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy giá trị gạo xuất khẩu không hề giảm đã thế lại còn tăng lên cho dù sản lượng lại giảm; chứng tỏ một điều đó là giá trị của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế đang dần một tăng lên. Mặt hàng gạo của Việt Nam được xuất khẩu sang gần 160 quốc gia và lãnh thổ, một số quốc gia điển hình như: Trung Quốc,
2.63 3.06 2.81 2.92 0 0 0 0 5.82 6.11 6.37 5.47 5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2017 2018 2019 2020
28
Indonesia, Philippines, Malaysia, Iraq, Bờ biển Ngà, Ghana,…. Những năm gần đây, hoà nhập vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng đã và đang thay đổi những lối mòn trong quá trình sản xuất của mình để cải thiện chất lượng sản xuất. Để việc thúc đẩy được xuất khẩu gạo được thực hiện năng suất và hiệu quả nhất, Việt Nam cũng đã ứng dụng máy móc; các thiết bị công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất để việc xuất khẩu cũng như việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam sẽ có những bước tiến xa hơn; tăng được sản lượng cũng như giá trị của các mặt hàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Trong năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 32,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo sang các thị trường khác; thường thị trường chính của loại gạo này đó là các nước Philippines, Cuba và Hàn Quốc và nước có lượng tiêu thụ gạo trắng nhiều nhất là Philippines chiếm 53,7% tổng kim ngạch.
Biểu đồ 2.3. Các sản phẩm xuất khẩu gạo của Việt Nam
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Báo cáo thị trường gạo năm 2020)
Trong năm 2020, loại gạo chiếm được thị phần nhiều nhất hay nói cách khác là được lựa chọn sử dụng nhất đó là các loại gạo thơm và gạo Jasmine chiếm 32,9% thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam; những loại gạo này thường được xuất khẩu sang Ghana; Philippines cũng tiêu thụ loại gạo này và đặc biệt là bờ biển Ngà với lượng gạo xuất sang đây chiếm 31,8%. Bên cạnh 2 mặt hàng gạo được ưa chuộng trên thì
32.50 4.80 32.90 29.60 0.20 Gạo trắng
Gạo Japonica và gạo giống Nhật
Gạo jasmine & gạo thơm
Gạo nếp Khác
29
các loại khác như gạo nếp gạo Japonica và gạo giống Nhật cùng lần lượt chiếm 29,6% và 4,8% tổng kim ngạch.
2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu gạo
Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam hầu hết là các nước châu Á và đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Indonesia và Philippines. Theo số liệu từ bảng trên có thể thấy vào năm 2017, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu gạo từ Việt Nam nhiều nhất chiếm 2.287,8 nghìn tấn còn Indonesia lại là nước có lượng xuất khẩu gạo thấp nhất trong năm này chỉ với 16,55 nghìn tấn; thấp hơn rất nhiều. Các quốc gia có lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam đứng ở vị trí số 2 và số 3 là Philippines và Ghana với sản lượng lần lượt là 552,85 nghìn tấn và 374,31 nghìn tấn. Trong năm 2018, nhìn chung thứ tự các nước nhập khẩu đã có một vài sự thay đổi; nhất đó là khi Indonesia vượt qua Ghana để xếp vào vị trí thứ 3 với giá trị sản lượng tăng đáng kể đạt gần 8.000 tấn gạo.
Biểu đồ 2.4. Sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2017-2020
(Đơn vị: Nghìn tấn) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 0 500 1000 1500 2000 2500 2017 2018 2019 2020
30
Đứng đầu trong danh sách này vẫn chính là Trung Quốc, dù sản lượng có giảm đi so với năm trước là 955 nghìn tấn nhưng quy lại Trung Quốc vẫn rất xuất sắc khi đạt sản lượng là 1.332,88 tấn gạo trong 1 năm. Giai đoạn năm 2019 – 2020 là giai đoạn có nhiều chuyển biến mới, trong giai đoạn này thì Trung Quốc không còn là quốc gia nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất nữa mà thay vào đó là Philippines khi 2 năm liền là 2019 và 2020 đều nhập khẩu nhiều nhất với sản lượng đạt mức lần lượt là 2.133,7 nghìn tấn và 2.220 nghìn tấn gạo. Philippines là quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất sau đó là tới Trung Quốc với sản lượng năm 2019 là 477,01 nghìn tấn và sản lượng tiếp tục tăng lên 810,84 nghìn tấn vào năm 2020.
Tóm lại, qua biểu đồ trên có thể nhận thấy dễ dàng, những thị trường tiềm năng và quan trọng trong việc xuất khẩu gạo Việt Nam đó là Trung Quốc và Philippines. Ngược lại, tình trạng nhập khẩu gạo Việt Nam của Indonesia thay đổi tới chóng mặt, lúc tăng lúc giảm; không ổn định.
Biểu đồ 2.5. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020
(Đơn vị: Triệu USD)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) - 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 2017 2018 2019 2020
31
Theo biểu đồ trên đây, ta thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh từ 1.030 triệu USD năm 2017 giảm xuống còn 240,35 triệu USD vào năm 2019 tức là giảm gần 800 triệu USD. Giai đoạn từ 2019 – 2020 thì kim ngạch xuất khẩu gạo sang nước này bắt đầu tăng trở lại và đạt giá trị là 463,03 triệu USD.
Bên cạnh Trung Quốc, ta có thể thấy trong giai đoạn 2017 – 2019 cũng có một nhân tố mới xuất hiện và là thị trường tiềm năng nhất trong việc xuất khẩu gạo của Việt Nam tính tới thời điểm này. Theo biểu đồ có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu gạo sang châu Âu luôn có chiều hướng tăng. Năm 2017, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu 552,85 nghìn tấn gạo sang thị trường này tương ứng với 202,44 triệu USD mà cho tới năm 2020, sau 4 năm kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Âu đạt giá trị vô cùng là 1.060 triệu USD.
Tóm lại, trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nước có sự thay đổi rõ rệt. Trong hai năm đầu tiên của giai đoạn này thì có thể dễ dàng nhận thấy thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất chính là Trung Quốc tuy nhiên 2 năm sau, mọi thứ dường như đã thay đổi, vị trí này đã thuộc về Philippines.
2.3. Tổng quan về thị trường EU
2.3.1. Đặc điểm văn hoá và đặc điểm tiêu dùng của thị trường EU
Thị trường EU là một thị trường chung lớn nhất thế giới với 454 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép tư do lưu chuyển người lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn trong nội bộ khối. EU gồm 25 quốc gia thành viên và mỗi quốc gia thành viên đều có đặc điểm tiêu dùng riêng nên nhu cẩu về hàng hóa của thị trường EU rất đa dạng và phong phú. Mặc dù có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường của mỗi quốc gia trong khối EU, nhưng 25 nước thành viên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Thị trường châu Âu là thị trường nổi tiếng bậc nhất là khó tính và kỹ tính tuy nhiên đây cũng là thị trường vô cùng tiềm năng; người dân có mức thu nhập cao nên nếu như đi theo chiến thuật và kế hoạch đúng thì việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này sẽ đạt được thành công và đem về kết quả như mong muốn.
2.3.1.1. Đặc điểm văn hoá
Người châu Âu từ nghìn đời xưa không có truyền thống sản xuát lúa gạo bởi tại châu lục của họ trong lĩnh vực nông nghiệp họ chỉ sản xuất ra các loại quả như olive; nho… và giai đoạn chuyển đổi cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp rất nhanh nên hầu hết các sản phẩm nổi bật và chủ yếu của các nước thuộc châu Âu đều
32
là máy móc; các thiết bị điện tử… Do đó, họ phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ các nước khác.
Một trong những đặc điểm khác biệt giữa châu Âu và châu Á đó là khí hậu. Tại các nước châu Á nhất là khu vực Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và kiểu khí hậu này rất phù hợp để trồng các loại cây nhiệt đới hay là các giống lúa gạo. Tuy nhiên thì châu Âu lại thuộc khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nên với kiểu khí hậu này nên trồng các loại cây như olive, nho, lúa mạch,…
Ngoài ra, để có thể trồng được các giống lúa đòi hỏi đất đai phải phù hợp và có nhiều chất dinh dưỡng thì mới nuôi sống được loại cây này. Khi đất có nhiều giá trị dinh dưỡng sẽ cho ra được thành phẩm là những giống gạo chất lượng cao; cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên với khí hậu như ở châu Âu thì đất đai của vùng này cũng không phù hợp với việc sản xuất lúa gạo. Do đó nên họ không có thói quen sử dụng gạo là nhu yếu phẩm chính trong mỗi bữa ăn thay vào đó họ dùng các loại sản phẩm từ lúa mạch như ngũ cốc, bánh mỳ,…
2.3.1.2. Đặc điểm tiêu dùng
Liên minh châu Âu là một trong những thị trường tiềm năng, nắm giữ sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gần một nửa kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới. Tuy là một thị trường vô cùng khắt khe và kỹ lưỡng nhưng lại mang tới tiềm năng lớn vì vậy để