EVFTA là một trong những hiệp định vô cùng quan trọng đối với Việt Nam bởi lẽ châu Âu là thị trường rộng lớn; có tiềm năng khai thác và phát triển rất là cao. Hiệp định được thông qua đồng thời mở ra một trang mới cho nền kinh tế Việt Nam; các lợi ích đem lại từ những điều khoản trong hiệp định này có lợi rất lớn cho hoạt động xuất khẩu của nước ta; giúp đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm nhất là đối với các nhóm hàng có lợi thế tuyệt đối của Việt Nam là nông; thủy; hải sản.
Không những vậy, khi Việt Nam ký kết được hiệp định thương mại tự do với thị trường khó tính nhất thế giới – thị trường châu Âu thì sẽ tạo được sự tin tưởng cho các nước khác và mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới.
Sơ đồ 1.1. Quá trình ký kết hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Vào tháng 10 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao uỷ Thương mại EU đã có buổi gặp mặt và thông báo sẽ bắt đầu quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tới tháng 12 năm 2015, quá trình đàm phán đã đi vào hồi kết đồng nghĩa với việc cả hai bên sẽ cùng nhau rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
Tháng 10/2010: Hai bên gặp mặt và bắt đầu quá trình đàm phán Tháng 12/2015: Kết thúc đàm phán và chuẩn bị ký kết Hiệp định Tháng 6/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý cấp kỹ thuật Tháng 9/2017: EU đề nghị tách EVFTA thành 2 hiệp định Ngày 17/10/2018: EU thông qua cả 2 hiệp định là EVFTA và IPA Ngày 25/6/2019:
Hội đồng châu Âu phê duyệt ký hiệp định Ngày 30/6/2019: Việt Nam và EU ký hiệp định EVFTA và IPA Ngày 30/3/2020:
Hội đồng châu Âu thông qua hiệp định EVFTA
Ngày 1/8/2020:
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực
21
Vào tháng 6 năm 2017, việc rà soát đã hoàn thành ở cấp kỹ thuật. Tới tháng 9 cùng năm đó, EU đề nghị tách hiệp định EVFTA thành 2 hiệp định riêng biệt do xảy ra phát sinh một số vấn đề liên quan tới thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do. Hiệp định được tách thành Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư.
Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung của EVFTA trừ mục đầu tư với sự phê chuẩn của EU và được thực thi tạm thời.
Hiệp định Bảo hộ đầu tư hay còn gọi là hiệp định IPA bao gồm bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư dưới sự phê chuẩn của cả Nghị viện châu Âu lẫn nghị viện các nước thành viên. Phải có sự phê duyệt của cả hai thì mới được thực thi.
Tới tháng 8 năm 2018, việc rà soát pháp lý của Hiệp định IPA hoàn tất tất cả các khâu. Ngày 17 tháng 10 năm 2018, Uỷ ban châu Âu đã chính thức thông qua cả hai hiệp định là EVFTA và IPA.
Ngày 25 tháng 6 năm 2019 thì Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định và chỉ 5 ngày sau đó chính là cột mốc lịch sử; đánh dấu sự kiện Việt Nam và EU chính thức ký EVFTA và IPA.
Tới ngày 21 tháng 1 năm 2020 thì Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA. Cuối tháng 3 tức ngày 30 tháng 3 năm 2020, Hội đồng châu Âu thông qua hiệp định EVFTA.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA. Tới ngày 1 tháng 8 năm 2020, Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực sau khi đã được Quốc hội hai bên phê chuẩn.