Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA (Trang 67 - 69)

3.4.2.1. Chuyên nghiệp hoá sản xuất, chú ý tập trung vào việc bảo quản; đóng gói kỹ càng, chú trọng bao bì sản phẩm

Các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn có nhiều cơ hội xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu thì cần phải nghiêm túc xem xét và thay đổi quy trình sản xuất gạo, chuyển từ sản xuất riêng lẻ sang thành sản xuất theo chuỗi. Một trong những yêu cầu cần phải hoàn thiện đó là phải bảo quản và đóng gói sản phẩm một cách kỹ càng và đồng nhất. Tuy nhiên, đây chính là lỗ hổng lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bởi lẽ một phần là do họ không chú tâm vào việc đóng gói và bảo quả dẫn tới chất lượng hàng hoá không được ổn định và kém chất lượng; một phần nữa là do các thiết bị máy móc của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được đầu tư nhiều nên dẫn tới việc đóng gói và bảo quản sản phẩm vửa tốn nhiều thời gian vừa gây ra hàng chất lượng thấp.

Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư máy móc hiện đại; áp dụng công nghệ vào việc đóng gói sản phẩm để sản xuất ra các sản phẩm mang tính đồng bộ; có tính hệ thống; không xuất hiện tình trạng mẫu mã các bao không đồng đều.

Đồng thời họ cũng cần có đội ngũ giám sát; kiểm tranh để giám sát nghiêm ngặt việc bảo quản và đóng gói gạo tại mỗi doanh nghiệp hoặc mỗi nhà máy. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần xây dựng được chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP…).

3.4.2.2. Xuất xứ và nguồn gốc cần rõ ràng, mạch lạc

Thị trường Châu Âu luôn đặt các tiêu chí về xuất xứ nguồn gốc lên trên đầu và quy định vô cùng khắt khe đối với chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và họ bắt cung cấp chứng từ chấp nhận xuất xứ khi làm thủ tục hải quan. Chính vì vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần lưu ý phải cẩn thận và kiểm tra thật nghiêm túc các yếu tố có liên quan tới việc sản xuất gạo như: nguồn đất, nguồn nước, các loại phân bón…

Những yếu tố này tưởng chừng nhỏ nhưng lại nắm giũa nhũng yếu tố quan trọng và gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của gạo. Một trong những điều tiên quyết luôn phải có và nó là điều kiện cần để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu gạo sang châu Âu đó họ đều cần phải có chứng nhận Global GAP để chứng minh rằng sản phẩm của họ đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

3.4.2.3. Tập trung vào chiến lược marketing, xây dựng kế hoạch rõ ràng cho mỗi vùng

Thời đại ngày nay, khi mà có rất nhiều doanh nghiệp đều làm về cùng một lĩnh vực sẽ khiến việc cạnh tranh giữa họ vô cùng gay gắt và khó khăn. Chính vì thế, các

59

doanh nghiệp đã dần tiếp cận tới một thứ gọi marketing; marketing như một vũ khí lợi hại khi mà doanh nghiệp nào biết sửa dụng nó hợp lý; đúng cách, nó sẽ khiến cho hiệu quả của công việc nhân lên gấp đôi gấp ba lần. Ngày nay, người tiêu dùng chủ yếu bị thu hút bởi các chiến dịch quảng bá sản phẩm hay các đoạn phim quảng cáo bởi có quá nhiều sản phẩm có cùng tính năng vì vậy họ sẽ dựa vào cảm quan để lựa chọn sản phẩm mà họ thấy có nhiều điểm khác biệt nhất thông qua quảng cáo. Đối với việc xuất khẩu gạo sang thị trường quốc thì marketing không những đóng vai trò đơn giản là giới thiệu sản phẩm mà còn khẳng định được vị trí của bản thân trong lĩnh vực xuất khẩu gạo sang thị trường quốc tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần lập ra những kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn và cả trong dài hạn. Hơn nữa, cần nghiên cứu kỹ thị trường đang hướng tới, tìm hiểu sâu về phong tục, văn hoá của thị trường mục tiêu để xem là mặt hàng của mình có đủ tiềm năng để xuất khẩu vào hay không đồng thời tìm hiểu kỹ về các đối thủ và các đối tác khác. Các doanh nghiệp cần lên chiến lược cho các vùng để kế hoạch phát triển xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu có hiệu quả hơn.

Từ đó, có thể tiếp cận được thị hiếu của người tiêu dùng tại từng quốc gia trong EU và sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận được thị trường. Mỗi doanh nghiệp đều cần có một đội marketing chuyên nghiệp bởi tại thời điểm hiện nay thì marketing được coi như bộ mặt của công ty; giúp tạo thiện cảm cho các đối tác và nâng cao sự tin cậy của người mua.

3.4.2.4. Đào tạo tập trung để nâng cao trình độ của người lao động

Lượng lao động tại Việt Nam là được đánh giá là rất nhiều và còn nằm trong nhóm dân số vàng bởi độ tuổi có chiếm nhiều nhất tại Việt Nam đó là độ tuổi thiếu niên; độ tuổi lao động. Tuy nhiên, hầu hết những người có trình độ và chuyên môn cao lại khá là ít.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần đào tạo kỹ càng cho nhân viên về mọi mặt từ chuyên môn cho tới kỹ năng mềm khi làm việc để có thể tăng năng suất làm việc và tăng sự chuyên nghiệp lên. Nhất là khi tại thời điểm Việt Nam đang xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu - một thị trường khắt khe và luôn chấp hành đúng các yêu cầu đã thoả thuận như giao hàng đúng lịch, đồng đều hoá trong chất lượng sản phẩm.

Thế nên người lao động tại các doanh nghiệp cần phải thay đổi tác phong làm việc lề mề; chậm chạp và thiếu sự cẩn thận; thiếu tinh thần trách nhiệm thì mới có thể có cơ hội xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu. Sử dụng khoa học kỹ thuật vào trong việc gia công sản phẩm để tăng năng suất lên cao hơn đồng thời cũng sẽ làm chất lượng sản phẩm đồng đều hơn.

60

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)