3.4.1.1. Mở rộng thị phần, quảng cáo thương hiệu Việt ra thị trường EU
Để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phát huy tối đa được khả năng của mình cũng như giúp họ tăng cao được sản lượng và lợi nhuận thu được thì Nhà nước cần tận dụng tất cả các ưu đãi; các lợi từ hiệp định EVFTA bằng cách phối hợp với các bộ ban ngày như Hiệp hội lương thực Việt Nam và các thương nhân xuất khẩu có uy tín nhằm phát triển, mở rộng được các kênh phân phối gạo; các thị phần gạo của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu. Chính phủ cũng nên tăng cường tìm kiếm các đối tác; các kênh phân phối có uy tín; từ đó có thể giúp nâng cao được sản lượng gạo xuất khẩu cũng như đa dạng hoá được các thị phần mà gạo Việt Nam có thể tiếp cận.
Hơn thế, Chính phủ cũng cần lập ra các chiến lược cụ thể và hợp lý cho từng thị trường mục tiêu. Ngoài ra, cần thay đổi, cải thiện và nâng cao các phương thức xúc tiến thương mại như quảng cáo, chiết khấu… Từ đó, đẩy mạnh cơ hội giao thương xuất khẩu phù hợp trong bối cảnh 4.0 cũng như trong thời kì đại dịch Covid – 19 vẫn kéo dài và không có tín hiệu suy giảm. Tăng cường tìm kiếm và giới thiệu các đối tác nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng gạo cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3.4.1.2. Nâng cao chất lượng, giải quyết vấn đề chất lượng của sản phẩm gạo của Việt Nam.
Nhà nước cùng với các bộ ban ngành cần đẩy mạnh quá trình giảm sát, kiểm tra định kỳ đồng thời thuyết phục những người nông dân thực hiện theo các tiêu chuẩn được đặt ra theo liên minh Châu Âu và cả theo các tổ chức hiệp hội khác cụ thể hiệp hội quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, hàng rào kỹ thuật và thương mại của khu vực đối với sản phẩm mặt hàng gạo của Việt Nam nhằm ứng phó kịp thời cũng như đáp ứng đủ tiêu chuẩn của các nước trong EU.
Mặt khác, Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn để rà soát, đàm phán ký kết hiệp định, đưa ra các thoả thuận về sự phù hợp về chất lượng sản phẩm; tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để chất lượng của sản phẩm được cải thiện rõ rệt và đi đúng theo hướng để có phát triển bền vững hơn, Việt Nam cần học hỏi từ các thị trường lớn, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu gạo sang châu Âu như Thái Lan và Philippines nhằm học hỏi, trau dồi và
57
hệ thống lại các kinh nghiệm và tạo được sự thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam và làm cơ sở định hướng cho sản xuất và xuất khẩu.
Chính phủ cần ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và người nông dân trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình gia tăng sản xuất nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm đồng thời nâng cao được hiệu quả công việc lên đáng kể. Khi có các máy móc tân tiến theo quy chuẩn quốc tế thì việc thực hiện sản xuất gạo theo tiêu chuẩn châu Âu không còn gì đáng lo. Thêm vào đó, Chính phủ nên đầu tư và khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm nghiên cứu ra nhiều các giống lúa mới với năng suất, chất lượng cao.
3.4.1.3. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ thương nhân.
Nhà nước cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo tạo điều kiện để họ có thể tham gia vào các dự án liên kết giữa nhiều quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu với các sản phẩm gạo mang thương hiệu của người Việt, có giá trị gia tăng sản xuất cao, đưa sản phẩm gạo có thương hiệu quốc gia vào các hệ thống phân phối của các nước đặc biệt là thị trường Liên minh châu Âu.
3.4.1.4. Tập trung quy hoạch ở các khu vực thuận lợi nhất.
Vấn đề quy hoạch đô thị cũng ảnh hưởng ít nhiều tới diện tích đất nông nghiệp, vì quá trình quy hoạch đô thị ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt dẫn tới 1 vấn đề lớn xảy ra là diện tích đấy sẽ theo đó mà bị thu hẹp đi. Chính vì vậy, Chính phủ nên đưa ra các chính sách về việc hình thành nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn, có liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã nhằm hướng đến một nền nông nghiệp tăng trưởng bền vững.
3.4.1.5. Tăng cơ hội ký kết các hiệp định thương mại tự do
Các hoạt động kinh tế quốc tế luôn chịu rất nhiều tác động của các yếu tố khác nhau và một trong số đó là các hiệp định thương mại tự do. Hiệp định thương mại tự do hầu hết đều đem tới những lợi ích đáng giá, giúp đất nước đó có thể phát triển hết được tiềm năng của mình và là đòn bẩy để giúp đất nước đó ngày càng tiến xa hơn. Vì vậy, Chính phủ cần tập trung vào việc đàm phán; thương lượng để có thể ký kết thêm nhiều hiệp định thương mại tự do hơn cho Việt Nam.
3.4.1.6. Giảm thiểu các quy định và thủ tục cứng nhắc và phức tạp
Một trong những điểm yếu cần khắc phục của nhà nước đó là các thủ tục về hành chính luôn rườm rà; cứng nhắc; chưa rõ ràng khiến nhiều doanh nghiệp lấy làm ngại khi đi làm các thủ tục về xuất khẩu. Điều này vô hình chung cũng gây ra việc giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo. Do đó, các thủ tục về hành chính cũng nên được giảm thiểu tới mức tối thiểu và được trình bày rõ ràng; đơn giản.
58