Tạo ra cánh đồng mẫu lớn, chuyên trồng lúa

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA (Trang 62 - 63)

Các thửa ruộng đang được dùng cho việc trồng lúa ở Việt Nam đều là những cánh đồng nhỏ; quy hoạch không đồng đều; không có tính thống nhất. Vì vậy, cần tạo ra những cánh đồng mẫu lớn có sự cải tạo; quy hoạch mang tính thống nhất và đồng đều hơn. Khi cải tạo và tập trung các mảnh ruộng nhỏ lại thành một thửa ruộng cỡ lớn thì việc áp dụng các loại máy móc; thiết bị vào quá trình sản xuất cũng như kiểm soát; quản lý. Ngoài ra, cần bao gồm cả hệ thống tưới nước và các thiết bị sàng lọc để đảm bảo gạo đạt được theo đúng yêu cầu quy chuẩn mà EU đề ra. Điều này sẽ giúp việc xuất khẩu gạo có tính hệ thống cao; chuyên nghiệp hơn và năng suất sản xuất gạo đạt hiệu quả cao hơn; sản lượng và giá trị của gạo đồng thời cũng tăng lên.

Chính phủ cũng đã và đang khuyến khích thúc đẩy phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn và tại một số địa phương đã triển khai rất tốt kế hoạch này. Đơn cử như thành phố Cần Thơ, đã bắt đầu triển khai dự án từ vụ hè thu 2011, với diện tích lúc đầu chỉ có 400ha nhưng cho tới những năm gần đây đã tăng lên 30.000ha/vụ, điều này đã giúp những người nông dân thuận lợi ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, nâng

54

cao kế hoạch “cánh đồng lớn” này là một dự án dài hơi và có khá nhiều khó khăn. Dự án này đã được lên kế hoạch từ rất lâu nhưng kết quả sinh ra từ đó vẫn chưa mấy là đột phá. Nguyên nhân là do tình trạng gãy liên kết trong mô hình; với dự án “cánh đồng lớn”, các cánh đồng sản xuất lúa trên mỗi địa bàn của cá nhân người, tập thể người nông dân hay sẽ được liên kết lại với nhau tuy nhiên trong quá trình triển khai có một số bộ phận không theo được nên đã bỏ bớt diện tích liên kết đi. Để khắc phục điều này, những người đứng đầu các dự án “cánh đồng lớn này” cần đưa ra 1 lộ trình cụ thể mang tới được hiệu quả và phải nhìn được lợi ích đạt được. Họ cần phải đưa ra các kế hoạch theo từng chu kỳ một.

Đầu tiên là xác định giai đoạn 1 sẽ diễn ra trong vòng bao lâu; cụ thể là trong 10 năm. Từ đó, chia giai đoạn 1 trong vòng 5 chu kỳ nhỏ, tại mỗi chu kỳ cũng phải xác định xem chu kỳ đó trong vòng bao lâu; trong chu kỳ đó sẽ liên kết được bao nhiêu ha đất và thành phẩm thu lái được để xuất khẩu đạt tầm bao nhiêu phần trăm. Giả dụ, chu kỳ 1 trong khoảng 2 năm sẽ liên kết được hơn 20.000ha/tấn và sản lượng sản xuất cũng như sản lượng xuất khẩu cũng phải đạt mức 80%.

Ngoài ra, để khắc phục điểm yếu là thiếu sự liên kết này thì cả doanh nghiệp lẫn người nông dân cần có những giao ước cụ thể, mang tính rằng buộc nhiều hơn. Có rất nhiều trường hợp người nông dân dù đang trong mô hình “cánh đồng lớn” vì họ chỉ nhận thấy được cái lợi trước mắt nên sẵn sàng bán lúa ra ngoài vì giá cao hơn hoặc vì một lý do nào đó. Ngược lại thì khi thị trường có nguy cơ bị chững lại, các doanh nghiệp cũng bỏ mặc những người nông dân; không thu mua lúa cho họ nữa. Để cải thiện được tình trạng này thì giữa người nông dân và doanh nghiệp cần phải có bản hợp đồng quy định những điều khoản cụ thể khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng và đưa ra các mức phạt cụ thể. Người nông dân vốn không có nhiều kinh nghiệm trong việc ký kết, đàm phán các bản hợp đồng này vậy nên các tổ chức ở địa phương cần có những thanh niên tình nguyện trẻ hiểu biết về việc lập các điều khoản trong hợp đồng và cũng hiểu luật để phổ biến cũng như đưa ra những lời khuyên cho họ để giảm thiếu bớt rủi ro trong việc thực hiện mô hình “cánh đồng lớn”.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)