Cải thiện chất lượng gạo

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA (Trang 63 - 64)

Như đã nói ở trên, từ mẫu mã, hình thức cho tới chất lượng gạo đã không cho ra được sự đồng đều. Hơn nữa, ngay từ khâu chọn giống để gieo trồng cũng cần phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Để khắc phục điều này, các địa phương cần phải tập trung lại để kiểm tra định kỳ cũng như xem tiến trình sàng lọc; thống nhất các mẫu mã và chất lượng gạo có hợp lệ hay không. Vì là xuất khẩu sang thị trường khó tính bậc nhất thế giới – thị trường châu Âu thế nên cần có đội giám sát chất lượng sát xao theo quy chuẩn và yêu cầu của liên minh châu Âu.

55

Để cải thiện được chất lượng gạo Việt Nam cần nâng cao chuỗi giá trị gạo; để đạt được điều này thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã và đang tích cực phối hợp các bộ ngành; đơn vị có liên quan trong công tác xuất khẩu gạo và phát triển thị trường tiêu trường tiêu thụ sản phẩm tại nội địa. Sản xuất và kiểm duyệt theo các máy móc đạt chuẩn châu Âu thì việc ổn định chất lượng gạo sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Gạo được sản xuất từ các giống lúa phải có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cũng như quy chuẩn mà châu Âu đề ra; có thông tin rõ ràng về nguồn gốc của các chủng loại gạo cũng như là các yếu tố khác như diện tích, địa điểm trồng (tổ /thôn, phường /xã, quận /huyện /thị xã, tỉnh/thành phố). Các địa phương cũng cần kiểm tra các ruộng lúa 1 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch và có văn bản ghi lại để theo dõi dễ dàng. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp kiểm tra độ thuần giống của lô ruộng lúa. Mỗi lô ruộng lúa đã qua kiểm tra sẽ được ghi Mã hiệu. Các mặt hàng gạo từ Việt Nam cần áp dụng công nghệ cũng như cùng sử dụng các loại phân bón có chất lượng ổn định như nhau, hoặc các kế hoạch về bảo quản; chế biến và thu hoạch cũng cần đồng nhất theo một thể nhất định. Dù việc này khá là khó khăn những nếu muốn nâng cao chất lượng gạo để phù hợp với các yêu cầu của châu Âu thì bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần đưa ra các yêu cầu cụ thể về các loại phân bón được sử dụng; kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng của phân bón; tránh tình trạng làm hàng giả; hàng nhái khiến chất lượng gạo cũng giảm sút. Ngoài ra, bộ cũng cần đưa ra các phương pháp bảo quản nhất định để những người nông dân thực hiện theo chứ không phải là tự phát; mỗi nơi bảo quản một kiểu. Như vậy sẽ thiếu đi tính đồng nhất trong chất lượng của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam sang EU trong bối cảnh của hiệp định EVFTA (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)