Đặc điểm của học sin hở trung tâm giáo dục thường xuyên (cấp THPT)

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 45 - 48)

Qua trao đổi với nhiều GV ở các TT GDTX thì tôi thấy rằng học sinh ở đây đặc điểm như sau:

* Về độ tuổi: Từ 16 tuổi trở lên, trong đó có các em học đúng độ tuổi giống học

sinh ở THPT thì tâm lí các em ở độ tuổi này giống với HS THPT, một số em có tuổi trưởng thành vừa học vừa làm (có nhiều em đã có gia đình), có vài em thì tuổi đã lớn (từ 25 tuổi trở lên). Số liệu khảo sát ở một số TT GDTX ở tỉnh Long An.

Bảng 1.1.Số liệu độ tuổi học sinh ở một số trung tâm giáo dục thường xuyên

TT GDTX Vĩnh Hưng

(Vĩnh Hưng - Long An)

TT GDTX Thạnh Hóa

(Thạnh Hóa – Long An)

TT GDTX Tân Thạnh

(Tân Thạnh – Long An)

Độ tuổi 16-18 18-25 25 trở lên 16-18 18-25 25 trở lên 16-18 18-25 25 trở lên Số lượng 55 36 6 30 17 5 16 15 7 Tỉ lệ 56,7% 37,1% 6,2 % 57,7% 32,7% 9,6 % 42,1% 39,5% 18,4% * Về thành phần:

- Có những em do học quá yếu không theo học nổi ở trường THPT nên phải vào TT GDTX học. Các em này thường khả năng tư duy và độc lập suy nghĩ khá kém, tiếp thu bài rất chậm và thường không vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề.

- Có những em cá biệt, quậy phá ở các trường THPT bị buộc thôi học nên đăng kí học lại tại TT GDTX. Các em này thường hay vô lễ với giáo viên và nhân viên nhà trường, hay gây gỗ đánh nhau với bạn học.

- Có những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không được đến trường đúng độ tuổi nên khi có điều kiện các em đăng kí đi học lại ở TT GDTX. Những em này đa số mất đi kiến thức cơ bản nên khi vào học các em gặp rất nhiều khó khăn, dễ nản lòng và hay bỏ học.

- Có những em được cha mẹ đăng kí cho vào học chỉ để thầy cô quản lí thay, tránh cho con ở nhà ăn chơi, lêu lỏng. Thường những em này vào lớp chỉ để tụ tập nói chuyện, lười học và không tập trung.

- Có những học viên lớn tuổi do muốn hiểu biết nhiều hơn, họ cố gắng đến trường để học tập, mở rộng kiến thức. Những học viên này nếu họ theo kịp tiến độ học tập thì rất phấn khởi học tập, kiên trì còn nếu mất đi căn bản không theo kịp thì rất dễ dàng bỏ học.

- Các học sinh theo học các lớp ban đêm thì đa phần là các em phải đi làm ban ngày, các em theo học là do công ty, xí nghiệp, đoàn thể nơi các em làm việc yêu cầu bổ sung bằng cấp. Các em này thường xuyên phải nghỉ học vì bận tăng ca, hoặc sức khỏe không đảm bảo.

- HS ở TT GDTX nhiều thành phần, tâm sinh lí khác nhau nên ý thức và quan điểm sống cũng khác nhau nên việc giáo dục các em thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy phương pháp dạy học chủ yếu ở các TT GDTX là phương pháp truyền thống, thậm chí toàn bộ thời gian trên lớp là GV làm việc, học sinh chỉ nghe và chép bài. Đa phần HS ở đây sức học yếu hoặc mất đi căn bản nên HS ở đây có những đặc điểm của học sinh yếu như sau:

- Khả năng tư duy, tự suy nghĩ còn kém, vốn kiến thức cơ bản ở lớp dưới cũng như khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn hạn chế.

- Tư duy không có tính lôgic, trí nhớ hạn chế, khả năng tưởng tượng kém.

- Khả năng chú ý, tập trung vào bài giảng không được lâu, các em thường nói chuyện riêng khi thấy chán và không hiểu bài.

- Các em tính nhẩm khá kém, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia, chuyển vế) dẫn đến khả năng làm được các bài toán vật lí là thấp. Thậm chí có em còn không sử dụng thành thạo được máy tính.

- Các em thường học vẹt từ đó không có khả năng vận dụng kiến thức.

- Khả năng nhận thức củaa các em còn hạn chế nên thường xuyên không hoàn thành khối lượng kiến thức bắt buộc.

- Học sinh yếu kém là những học sinh có kết quả trung bình môn thường xuyên dưới mức trung bình trong khi các đề thi, đề kiểm tra ở TT GDTX thường chỉ ở mức cơ bản. Một lớp có khi chỉ khoảng 30% học sinh được điểm trung bình, số lớp có học sinh đạt trên trung bình rất ít.

- Học sinh chưa tự giác học, động cơ học tập của nhiều em không đúng, chán học, không có định hướng nghề nghiệp cụ thể. Động cơ học tập của HS yếu nếu có thì cũng chủ yếu là những động cơ có quan hệ xã hội (thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, …) mà chưa hình thành được những động cơ hoàn thiện tri thức, mà theo quan điểm sư phạm thì hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này là tối ưu nhất. Vì thế việc học chưa được các em coi trọng các em thường lười học thì kết quả học tập chắn chắc không cao, …

- Học sinh lười suy nghĩ, chỉ trông chờ vào thầy cô hay bạn giải giúp. Các em thường thụ động trong việc tìm kiếm tri thức, hài lòng với những gì được cung cấp sẵn; e ngại nói lên những ý kiến riêng để đóng góp vào bài học và không dám hỏi điều đang thắc mắc; …nên thường cảm thấy chán trong học tập và sẵn sàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

- Ý chí rèn luyện cũng như tính kiên trì của HS yếu chưa cao, vì thế các em thường không nổ lực trong học tập (biểu hiện là quay bài, chép bài của bạn hay bài giải sẵn, …). Việc học đối với các em chỉ là đối phó để không bị phạt.

- Trong lối sống, các em ưa phóng khoáng, tự do, không thích gò bó, nhiều thói quen chưa tốt như tác phong lề mề, chậm chạp, thiếu ngăn nắp... ảnh hưởng đến công tác giáo dục, dạy học của nhà trường. Từ đó nhu cầu được khen, có được uy tín trước bạn bè, hoặc nhu cầu được chơi, hoạt động ngoại khoá ... đều có tác dụng tích cực đối với hoạt động học tập của học sinh yếu.

- Đặc điểm khá nổi bật là các em rất thích được khen. Đồng thời với thích khen, các em rất hay nản chí khi gặp khó khăn. Các em thường không nhìn lên bảng, không nhìn vào bài để nghe giảng lại hoặc nghe giáo viên nói về cái không đúng mà mình mắc phải. Xu hướng của những học sinh này là thích lặp lại những gì đã biết, đã quen làm.

- Học sinh đi học thất thường, có em đi học trong một tuần chỉ được 2 đến 3 buổi thậm chí có em do chán học có thể một tháng đi học có vài ngày.

- Khả năng học tập của HS ở TT GDTX rất khác nhau có thể do độ tuổi, hoàn cảnh, tính cách. Có em tiếp thu bài rất nhanh, khi vừa mới học xong kiến thức thì làm được ngay yêu cầu hay bài tập GV giao. Có em tuy học đi học lại rất nhiều lần nhưng vẫn quên. Có em thì GV giảng đi giảng lại một bài tập hoặc kiến thức nào đó mà vẫn không hiểu, không áp dụng được.

- Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình.

 Do đó việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết đối với HS ở TT GDTX đòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian hơn so với những học sinh ở THPT.

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 45 - 48)