Vai trò của tính tự lực

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 29 - 31)

1.4.3.1. Tính tự lực có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách

Khi con người đã có một ít vốn sống, đã tích lũy được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định, họ muốn tự hoạt động dưới những hình thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Trong quá trình này, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra để đạt đến mục đích. Vì vậy, họ phải tiếp tục học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, suy nghĩ tìm tòi,... và nhờ vậy mà năng lực ngày càng hoàn thiện hơn. Các phẩm chất như tính kiên trì, vượt khó, không ngại gian khổ, khiêm tốn, giản dị, tự lực tự cường,... được rèn luyện và phát triển.

Để hoàn thành được công việc của mình, con người cần có thân thể khỏe mạnh, dẻo dai, vì vậy họ cũng quan tâm đến việc rèn luyện thể lực.

Sự thành công trong quá trình tự lực hoạt động thường mang lại niềm vui, hạnh phúc lớn lao và niềm tin vào bản thân, bạn bè, đồng chí.

Vì vậy, hoạt động tự lực có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách.Các nhà sư phạm tiền bối đều rất coi trọng các hoạt động tự lực. J.A.Komenski đã đưa ra luận điểm: “Sự phát triển của mọi vật đều bắt nguồn từ bên trong” và rất coi trọng tính tự lực. Ông thường dùng hình ảnh quả trứng và con gà. Khi được đặt ở một nhiệt độ nhất định, quả trứng tự vận động nội tại để trở thành con gà, mà hoàn toàn không cần một tác động nào từ bên ngoài.

1.4.3.2. Tính tự lực có ảnh hưởng đến tính tích cực, sáng tạo

Tính tích cực và tính tự lực có liên quan mật thiết với nhau. Khi đã hoạt động tự lực có nghĩa là không dựa dẫm vào người khác, mà phải phát triển năng lực chủ quan, phải nỗ lực phát huy năng lực bản thân: trí tuệ, tâm hồn, ý chí thể lực,... để giải quyết vấn đề.

Tính tự lực cũng có quan hệ chặt chẽ với tính sáng tạo. Để phát hiện ra một vấn đề mới mà chưa ai biết, con người phải tiến hành một quá trình tư duy và tưởng tượng trên cơ sở tái hiện những vấn đề đã biết. Như vậy, về bản chất quá trình sáng tạo là một quá trình làm việc độc lập lâu dài và gian khổ của cá nhân, nó mang màu sắc cá nhân rõ rệt.

1.4.3.3. Tính tự lực và rèn luyện đạo đức tư cách

Khi con người tự lực hoạt động, dù hoạt động chân tay hay trí óc, họ đều được rèn luyện các phẩm chất như: tính chính xác, thận trọng, vì những phẩm chất này là cần thiết để đảm bảo chất lượng công việc, quý trọng thành quả lao động, biết thương yêu người lao động vì cảm nhận được nỗi vất vả của họ, biết đoàn kết với tập thể vì các sản phẩm lao động thường là do công sức của nhiều người, được trải nghiệm niềm hạnh phúc của sự thành công và nếm mùi cay đắng khi thất bại...

Tính tự lực làm cho con người được rèn luyện trong thực tiễn, sớm trưởng thành, phát triển tốt cả trí tuệ, tâm hồn, ý chí và sức khỏe.

1.4.3.4. Tính tự lực và cảm xúc

Trong vòng hơn một thập kỉ trở lại đây việc nghiên cứu trí tuệ, xúc cảm đang nổi lên, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người. Hiện nay người ta đã chứng minh

được rằng trí thông minh, xúc cảm có vai trò to lớn cho những thành tích xuất sắc, sự thăng tiến nghề nghiệp trong cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt trong xã hội phát triển, khi mà khoa học kĩ thuật, kèm theo đó là tư duy con người được đề cao, dễ dẫn đến con người sống trong môi trường duy lí cực đoan, vô cảm, tàn lụi đi những cảm xúc tích cực, thì trí thông minh xúc cảm hết sức cần thiết để đảm bảo cho sự cân bằng về trí tuệ và cảm xúc trong mỗi con người, cho sự phát triển cá nhân và xã hội. Trí thông minh xúc cảm được nhận diện như là năng lực làm chủ, điều khiển, kiểm soát tình cảm, cảm xúc của mình và của người khác để tách biệt các phạm trù này, để sử dụng thông tin này, định hướng cách suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Cấu trúc của trí thông minh xúc cảm bao gồm hai năng lực:

- Năng lực cá nhân: tự biết mình (nhận biết xúc cảm của mình, đánh giá mình, tự tin), tự kiểm soát, quản lí mình (kiểm soát xúc cảm, có lòng tin, tự ý thức, thích ứng, động cơ thành đạt, sáng tạo).

- Năng lực xã hội: nhận biết các quan hệ xã hội, quản lí, điều khiển các mối quan hệ xã hội. Qua quá trình tự lực hoạt động phong phú và đa dạng, tình cảm, cảm xúc lành mạnh của con người được rèn luyện và phát triển. Đó là một thế mạnh của hoạt động tự lực trong việc hành thành nhân cách.

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)