Khái niệm tài liệu

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 41 - 43)

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về khái niệm “tài liệu”. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, tài liệu có hai nghĩa: (1) Sách báo, các văn bản giúp người ta tìm hiểu về vấn đề gì. (2) Tư liệu (tài liệu dùng cho việc nghiên cứu, học tập). Chung quy tài liệu được hiểu như một vật mang tin có chứa thông tin và các thông tin có trong tài liệu được mã hoá dưới dạng vật chất nhất định. Hai yếu tố vật mang tin và thông tin trong tài liệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó nội dung thông tin có trong tài liệu đó đóng vai trò quyết định tới giá trị của tài liệu.

Theo TS. Nguyễn Lệ Nhung thì khi phân tích sự phát triển của khái niệm “tài liệu” có thể khẳng định tính không tách rời của vật mang tin và của thông tin ghi trên nó. Nhưng những định nghĩa sớm hơn lại nhấn mạnh sự chú ý vào đối tượng vật chất - vật mang thông tin, còn những định nghĩa muộn hơn lại dành sự chú ý nhiều hơn tới thành tố thông tin của tài liệu.

Ngày nay, khái niệm “tài liệu” được định nghĩa như sau: “Tài liệu - là thông tin được gắn trên vật mang tin với những tiêu chí cho phép nhận dạng nó”.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản tài liệu là tập hợp tất cả thông tin được lưu giữ dưới dạng nào đó như văn bản, hình ảnh, âm thanh, cuốn sách…có tác dụng hỗ trợ giúp con người tìm kiếm tri thức.

1.6.2. Tài liệu hướng dẫn tự học

Tài liệu hướng dẫn tự học là tư liệu học tập chứa đựng những thông tin, tri thức để GV hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu để tiếp cận và lĩnh hội kiến thức. TL HDTH được biên soạn theo những đặc trưng và cấu trúc của từng môn học, theo trình độ đối tượng. Tài liệu có thể được phân thành nhiều loại: dựa theo nội dung lí thuyết hoặc theo nội dung bài tập hoặc tổng hợp của cả hai.

Hoạt động hướng dẫn HS tự học có thể được thực hiện trực tiếp giữa GV và HS: thực hiện trong bài lên lớp (Phương pháp đàm thoại, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo dự án, các phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS…); thực hiện bằng hình thức giao nhiệm vụ (Ví dụ ra bài tập về nhà, hoặc các phiếu giao việc), cũng có thể thực hiện gián tiếp giữa GV và HS thông qua “TL HDTH”. Theo tôi tìm hiểu thì TL HDTH có thể gồm các phần:

- Tài liệu phải có nội dung lí thuyết trọng tâm theo chuẩn kiến thức kĩ năng, do đó tài liệu phải có phần hướng dẫn HS đọc SGK và tự tóm tắt lí thuyết. Vì hiện nay, trước khi đến lớp HS cũng có thao tác chuẩn bị bài, nhưng đa số HS chỉ đọc qua SGK một cách miễn cưỡng thụ động hoặc chỉ chú tâm vào một vài phần kiến thức có vẻ hấp dẫn, thú vị; đa phần kiến thức các em sẽ bỏ qua, chờ nghe giáo viên giảng trên lớp. Tiếp theo đó khi học xong bài trên lớp nhiều HS cũng không nắm được kiến thức trọng tâm hoặc là cũng không thể tự vận dụng kiến thức đó để làm bài tập. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có một nguyên nhân là do các em chưa nắm

được mục tiêu học tập cũng như chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học. Vậy để việc tự học được hiệu quả, việc đầu tiên trong tài liệu GV giúp HS xác định mục tiêu học tập bằng cách chỉ cho HS thấy rõ những kiến thức kĩ năng nào, trọng tâm kiến thức nào HS cần phải nắm khi học xong bài.

- Đồng thời tài liệu phải có bài tập vận dụng để HS rèn luyện kĩ năng và khắc sâu kiến thức. Vì sau khi HS đã nắm tương đối đầy đủ, chắc chắn các lí thuyết trọng tâm HS đã có thể vận dụng kiến thức đó qua việc làm các bài tập. Sau khi học xong mỗi bài, HS được vận dụng, rèn luyện qua bài tập tự luận bám sát kiến thức. Sau khi học xong một chương hay một phần nào đó, thì tài liệu sẽ cung cấp thêm bài tập trắc nghiệm khách quan để HS tiếp tục trao dồi và nâng cao kiến thức, rèn kĩ năng.

- Tự kiểm tra - đánh giá là khâu rất quan trọng trong quá trình tự học, vì vậy tài liệu không thể thiếu các đề kiểm tra hình thức tự luận cũng như trắc nghiệm. Việc tự học của HS gặp phải nhiều khó khăn trong khâu tự kiểm tra đánh giá. Các em rất khó tự đánh giá được mức độ đúng, đủ của những kiến thức mà mình thu được trong quá trình tự học do chưa được rèn luyện. Để khắc phục khó khăn này của HS thì trong tài liệu hướng dẫn tự học cần có nhiều hình thức và đủ dạng bài tập, đồng thời có cả đề kiểm tra kèm theo đáp án và hướng dẫn giải giúp HS có thể tự đánh giá. Với đáp án và hướng dẫn giải đã được trình bày các em HS có thể kiểm tra kiến thức của mình một cách chính xác là đang ở mức độ nào, cần phải bổ sung những vấn đề gì, từ đó các em có thể tự đánh giá mức độ đạt được của quá trình tự học.

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)