Soạn thảo kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập lại các kiến

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 59 - 70)

liên quan (2 tiết)

2.4.1.1.Mục tiêu dạy học

a. Mục tiêu về kiến thức:

- Ôn tập các kiến thức đã học: công, công suất, động năng, thế năng, cơ năng đã học ở chương trình lớp 8 trung học cơ sở.

- Biết được những kiến thức nào sẽ tìm hiểu trong chương trình. b. Mục tiêu về kĩ năng

- Thu thập thông tin từ sách giáo khoa.

- Kĩ năng trình bày quan điểm trước đám đông. - Kĩ năng chọn lọc kiến thức để trả lời đúng câu hỏi. c. Mục tiêu về tình cảm, thái độ

- Có tinh thần tự giác, hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Có tinh thần hăng hái, tham gia thảo luận xây dựng bài. - Có tinh thần hợp tác, biết lắng nghe ý kiến của người khác. - Có hứng thú với môn học.

2.4.1.2. Chuẩn bị cho bài học

- GV:

+ Ở tiết học trước dành 5 phút cuối cho học sinh xem mục lục chương các định luật bảo toàn để học sinh nắm được nội dung cần học và nhớ lại những kiến thức nào đã từng học ở trung học cơ sở.

+ Soạn PHT số 1,2 và phát cho học sinh PHT số 1 vào tiết học trước và yêu cầu học sinh hoàn thành nó trước khi đến lớp.

+ Đem theo sách “Tài liệu dạy học Vật lí 8 – Phạm Ngọc Tiến” và sách giáo khoa vật lí 8 cho học sinh photo phần kiến thức có liên quan.

- HS: Hoàn thành PHT số 1 trước khi đến lớp và ghi chú những điều chưa hiểu để đến lớp trao đổi với bạn bè trong đầu giờ học.

2.4.1.3. Kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

I. Kế hoạch tự học ở nhà có hướng dẫn thông qua PHT số 1

Câu số Dự kiến thời gian trả lời của học sinh

Mục đích sử dụng câu hỏi

1 5 phút Ôn tập lại kiến thức về công 2 5 phút Ôn tập lại kiến thức về công suất

4 10 phút Ôn tập lại kiến thức về động năng, thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi.

5 5 phút Ôn tập lại khái niệm cơ năng

6 10 phút Ôn tập lại kiến thức về sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng.

II. PHT số 1 và hướng dẫn tự học

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Khi nào một vật (hay một lực) sinh công?

Xem lại mục I chủ đề 13 trang 98 sách “Tài liệu dạy học vật lí 8 – Phạm Ngọc Tiến” và mục I trang 46 SGK Vật lí 8.

……… ……… Viết công thức tính công, công thức này được áp dụng khi nào? Khi nào công của một lực bằng không?

Xem mục II chủ đề 13 trang 100 sách “Tài liệu dạy học vật lí 8 – Phạm Ngọc Tiến” và mục II.1 trang 47 SGK vật lí 8.

……… ……… Câu 2: Định nghĩa công suất, công thức tính công suất.

Xem mục II chủ đề 15 trang 112 sách “Tài liệu dạy học vật lí 8 – Phạm Ngọc Tiến” và mục II trang 53 SGK vật lí 8.

……… ……… ……….. Câu 3: Nêu mối quan hệ giữa công và năng lượng. Hãy cho ví dụ về một vật có năng lượng và vật đó có thể thực hiện công như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xem lại mục I chủ đề 16 trang 116 sách “Tài liệu dạy học vật lí 8 – Phạm Ngọc Tiến”.

……… ……….. Câu 4: Định nghĩa động năng và nêu đặc điểm của động năng. Cho ví dụ một số vật có động năng.

……… ……… ……… Định nghĩa và nêu đặc điểm của thế năng hấp dẫn (thế năng trọng trường). Cho ví dụ một số vật có thế năng hấp dẫn.

……… ……… ……… Định nghĩa và nêu đặc điểm của thế năng đàn hồi. Cho ví dụ một số vật có thế năng đàn hồi.

Xem mục II, III chủ đề 16 trang 117,118,119 sách “Tài liệu dạy học vật lí 8 – Phạm Ngọc Tiến” và mục II, III trang 55,56,57 SGK vật lí 8.

……… ……… ……… Câu 5: Định nghĩa cơ năng. Cho ví dụ.

Xem mục III chủ đề 16 trang 119 sách “Tài liệu dạy học vật lí 8 – Phạm Ngọc Tiến” và mục I trang 55 và mục III.2 trang 57 SGK vật lí 8.

……… ……… Câu 6: Nêu kết luận về sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng. Cho ví dụ về sự chuyển hóa động năng thành thế năng và ngược lại.

Xem chủ đề 17 trang 124 sách “Tài liệu dạy học vật lí 8 – Phạm Ngọc Tiến” và bài 17 “Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng” trang 59 SGK vật lí 8.

III. Câu trả lời mong đợi của các câu hỏi ở PHT số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Khi nào một lực (hay một vật) có sinh công?

Một lực có sinh công khi lực đó tác dụng lên một vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.

Viết công thức tính công, công thức này được áp dụng khi nào? Khi nào công của một lực bằng không?

Công thức tính công: A = F.s

Công thức này áp dụng khi lực có cùng hướng với hướng của chuyển động. Công của một lực bằng không khi vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực.

Câu 2: Nêu định nghĩa công suất, công thức tính công suất.

Công suất được tính bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. Công thức: P A

t

=

Câu 3: Nêu mối quan hệ giữa công và năng lượng. Hãy cho ví dụ về một vật có năng lượng và vật đó có thể thực hiện công như thế nào?

Khi một vật có khả năng thực hiện công, ta nói vật đó có năng lượng.

Ví dụ: Ngựa đang chạy có năng lượng vì ngựa đang chạy có thể sinh công kéo xe chuyển động.

Cây sào đang uốn công có năng lượng vì cây sào uốn công có thể đẩy vận động viên nhảy qua xà.

Câu 4: Định nghĩa động năng và nêu đặc điểm của động năng. Cho ví dụ một số vật có động năng.

Định nghĩa: Động năng là năng lượng của vật có được do vật chuyển động. Đặc điểm: Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.

Ví dụ: Viên bi 1 đang lăn đến tác dụng vào viên bi 2 đang đứng yên thì làm viên bi 2 chuyển động.

năng trọng trường. Cho ví dụ một số vật có thế năng trọng trường.

Định nghĩa: Thế năng hấp dẫn là năng lượng của vật có được khi vật ở một độ cao so với mặt đất (hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc).

Đặc điểm: Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.

Ví dụ: Thả một vật nặng từ trên cao xuống thì vật có khả năng đóng được cọc lún xuống đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định nghĩa thế năng đàn hồi và nêu đặc điểm của thế năng đàn hồi. Cho ví dụ một số vật có thế năng đàn hồi.

Định nghĩa: Thế năng đàn hồi là năng lượng của vật có được khi vật bị biến dạng đàn hồi.

Đặc điểm: Khi vật bị biến dạng đàn hồi, độ biến dạng của vật càng lớn thì thế năng đàn hồi của vật càng lớn.

Ví dụ: Cánh cung biến dạng (uốn cong) có khả năng đẩy mũi tên bay xa.

Câu 5: Nêu định nghĩa cơ năng. Cho ví dụ.

Cơ năng là tổng thế năng và động năng của vật.

Ví dụ: Máy bay đang bay, xe đang chạy, lò xo bị nén trong cây bút bi….

Câu 6: Nêu kết luận về sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng. Cho ví dụ về sự chuyển hóa động năng thành thế năng và ngược lại.

Khi một vật chuyển động, động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.

Ví dụ:

+ Thế năng chuyển hóa thành động năng: Hòn đá rơi từ trên cao xuống. + Động năng chuyển hóa thành thế năng: ném hòn đá lên cao.

2.4.1.4. Kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh tự học tại lớp

I. Kế hoạch hướng dẫn tự học tại lớp (2 tiết)

Nội dung hoạt động

Dự kiến thời gian hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh Thảo luận nhóm 45 phút Phát PHT số 2. Chia lớp thành các nhóm (mỗi bàn làm một nhóm) và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành PHT số 1 và số 2

Thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1 và số 2 Hợp thức hóa kiến thức (thảo luận cả lớp)

20 phút Gọi đại diện các nhóm học sinh lên trả lời lần lượt các câu hỏi theo PHT số 1 từ câu số 1 đến câu số 6, phân tích đúng sai và kết luận kiến thức đúng. Lắng nghe các bạn trả lời, có ý kiến phản bác nếu thấy các bạn trả lời không đúng. Sửa chữa và hoàn thành câu từ câu1 đến câu 6 trong PHT số 1. Hợp thức hóa kiến thức (thảo luận cả lớp)

20 phút Gọi đại diện các nhóm học sinh lên trả lời lần lượt các câu hỏi theo PHT số 2, yêu cầu học sinh giải thích rõ sự lựa chọn ở các câu trắc nghiệm, phân tích đúng sai và kết luận kiến thức đúng. Lắng nghe các bạn trả lời, có ý kiến phản bác nếu thấy các bạn trả lời không đúng. Sửa chữa ở PHTsố 1. Khen thường và dặn dò 5 phút - Phát thưởng cho nhóm có câu trả lời đúng Học sinh nhận nhiệm vụ

nhiều nhất.

- Phát PHT số 3 để chuẩn bị ở nhà

II. Phiếu học tập số 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Phần 1: Hãy thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau:

Khái niệm Đặc điểm Công thức

Công Công suất Động năng Thế năng trọng trường Thế năng đàn hồi Cơ năng

Phần 2: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất và giải thích.

Câu hỏi Giải thích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 1. Trường hợp nào sau đây có sinh công cơ học? A. Một người đẩy xe tải nhưng xe tải không xê dịch. B. Một người đang ngồi yên suy nghĩ.

C. Một người kéo valy trượt trên đường.

D. Một người tác dụng lực nâng để giữ quả tạ nằm yên

Câu 2. Xem hình bên và cho biết lực nào sinh công?

A. Lực F

B. Trọng lực P

C. Phản lực N

Câu 3. Câu nào sau đây là sai khi nói về công suất? A. Công suất là công sinh ra trong một đơn vị thời gian. B. Công suất là thương số giữa công với thời gian.

C. Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công. D. Công suất là công sinh ra trong một giờ.

Câu 4.Vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất, có sinh công không? Và nếu có thì lực nào sinh công ?

A. Công có sinh ra và là do lực ma sát. B. Có sinh Công và là công của trọng lực. C. Không có công nào sinh ra.

D. Công có sinh ra và do lực cản của không khí.

Câu 5. Chọn mốc thế năng tại mặt đất, vật nào có thế năng trọng trường bằng không?

A. Một hòn đá nằm cheo leo ở đỉnh núi. B. Một người đang leo núi.

C. Chiếc xe ôtô đang đứng yên tại mặt đất. D. Một con chim đang bay trên trời.

Câu 6. Trường hợp nào không có thế năng đàn hồi? A. Một lò xo đang nằm yên trên mặt phẳng ngang. B. Lò xo trong ruột bút bi bị nén.

C. Một lò xo đang treo một vật nặng. D. Hai đầu của một lò xo đang bị kéo dãn.

Câu 7. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng của vật. B. Độ cao của vật. C. Hình dạng của vật. D. Kích thước vật.

Câu 8. Một quả cầu treo ở đầu sợi dây, chuyển động không ma sát giữa hai vị trí A và B.

Chọn mốc tính độ cao tại vị trí O. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thế năng tại A và B có giá trị như nhau. B. Thế năng tại M nhỏ hơn thế năng tại A.

C. Từ A về M là động năng chuyển thành thế năng. D. Từ B về O là thế năng chuyển hóa thành động năng.

Câu 9. Một chiếc xe đang chuyển động xuống dốc A.động năng chuyển hóa thành thế năng trọng trường. B.thế năng trọng trường chuyển hóa thành động năng. C.thế năng trọng trường chuyển hóa thành thế năng đàn hồi. D.thế năng đàn hồi chuyển hóa thành thế năng trọng trường.

Câu 10. Ném quả bóng từ dưới đất lên cao

A. động năng chuyển hóa thành thế năng trọng trường. B. thế năng trọng trường chuyển hóa thành động năng. C. thế năng trọng trường chuyển hóa thành thế năng đàn hồi. D. thế năng đàn hồi chuyển hóa thành thế năng trọng trường.

III. Câu trả lời mong đợi của các câu hỏi ở PHT số 2

Phần 1.

Khái niệm Đặc điểm Công thức

Công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một lực có sinh công khi lực đó tác dụng lên một vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.

- Công là đại lượng vô hướng.

- Hai đặc trưng của công: có lực tác dụng và có độ dịch chuyển

Công suất Công suất được tính bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

Công suất là đại lượng vô hướng.

A P

t

=

Động năng Động năng là năng lượng của vật có được do chuyển động

Độ lớn động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

Thế năng trọng trường

Thế năng trọng trường là năng lượng của một vật có được khi vật ở độ cao so với mặt đất (hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc)

Độ lớn thế năng trọng trường phụ thuộc khối lượng và độ cao của vật.

Thế năng đàn hồi

Thế năng đàn hồi là năng lượng của một vật có được khi vật bị biến dạng đàn hồi.

Độ lớn thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.

Cơ năng Cơ năng là tổng thế năng và động năng của vật.

+ Chuyển hóa giữa động năng và thế năng. + Bảo toàn (khi không có ma sát)

Phần 2.

Câu hỏi Giải thích

Câu 1 Đáp án C.

Giải thích: dựa vào định nghĩa công thì lực có sinh công chỉ khi làm cho vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực. Câu 2

Đáp án A.

Giải thích: Chỉ có lực F

mới không có phương vuông góc với phương chuyển dời.

Câu 3 Đáp án D.

Giải thích: Dựa vào định nghĩa và công thức tính công suất. Câu 4 Đáp án B.

Giải thích: Vật có dịch chuyển và chỉ có trọng lực tác dụng lên vật. Phương trọng lực không vuông góc với phương dịch chuyển nên theo khái niệm công thì có công cơ học và công này là công của trọng lực. Câu 5 Đáp án C. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải thích: Vì chọn mốc thế năng tại mặt đất nên thế năng trọng trường tại mặt đất bằng 0 mà xe ô tô đang đứng yên tại mặt đất nên thế năng của xe bằng 0.

Câu 6 Đáp án A.

Giải thích: Lò xo nằm yên trên mặt phẳng ngang không bị biến dạng đàn hồi nên không có thế năng đàn hồi.

Câu 7 Đáp án A.

Giải thích: dựa vào đặc điểm của động năng thì động năng chỉ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc vật.

Câu 8 Đáp án C.

Giải thích: Từ vị trí A về M thì độ cao quả cầu giảm dần, vận tốc của nó tăng dần nên thế năng quả cầu giảm dần, động năng tăng dần. Vì vậy từ vị trí A về M phải là thế năng chuyển hóa thành động năng.

Câu 9 Đáp án B.

Giải thích: Khi xe xuống dốc độ cao xe giảm dần, vận tốc xe tăng dần nên thế năng xe giảm dần và động năng xe tăng dần. Vì vậy có sự chuyển hóa từ thế năng trọng trường thành động năng.

Câu 10 Đáp án D.

Giải thích: Khi ném hòn đá lên cao thì vận tốc hòn đá giảm dần, độ cao tăng dần nên động năng giảm dần và thế năng trọng trường tăng dần. Vì vậy có sự chuyển hóa từ động năng sang thế năng.

Một phần của tài liệu soạn thảo tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên tự học chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 (Trang 59 - 70)